vi en

VÔ NGÃ LÀ GÌ? BẢN NGÃ LÀ CHI? THẾ NÀO LÀ BẢN NGÃ QUÁ TO?

Nương Ninh, Hoàng Hùng, Thành Châu, Thanh Lê, Nguyễn Đình Thành… hỏi đạo:

Thầy ơi thầy, nhờ thầy mà con nhìn ra được chánh Phật pháp! Con muốn hỏi thưa nhiều lắm thầy à! Con muốn biết rõ chánh Phật pháp, nhưng chánh Phật pháp còn xa lạ với con quá! Con không biết phải hỏi như thế nào và bắt đầu hỏi từ đâu?

Trong khi con đang đứng mơ tưởng trong rừng u mê mê tín dị đoan, thì chánh Phật pháp xuất hiện quá bất ngờ!

Giống như con đang ở trong rừng đêm tăm tối, ánh mặt trời xuất hiện bất ngờ, khiến con bàng hoàng, ngơ ngác, chói lòa! Đầu óc con hoảng sợ, con hoang mang, chả hiểu chuyện gì đang và sẽ xảy ra đây!

Con đọc sách thầy Thông Lạc, con chưa tiếp thu được. Con đọc lời thầy giảng, con hiểu sơ sơ. Con đang tập kiên nhẫn chờ đợi thời gian trôi qua, bởi vì con tin rằng thời gian sẽ giúp con hiểu từ từ và rồi con sẽ hiểu rõ ràng hơn.

Bất ngờ quá, hôm nay con nhận được thư thầy, cho biết thầy sẽ ra đi! Ôi, thầy đi rồi, chúng con biết hỏi đạo với ai đây? Hỡi thầy!

Trước khi thầy đi, xin thầy cho con được hỏi: Vô ngã là gì? Bản ngã là gì?

Thầy Thông Lạc và thầy Thanh Thiện không dùng ái ngữ khi giảng pháp, thì thiên hạ cho rằng thầy Thông Lạc chưa chứng quả và thầy Thanh Thiện bản ngã quá to. Nghĩa là sao hỡi thầy? Thành thật cám ơn thầy.

Trả lời:

Vì mỗi người hỏi một cách, và nhiều Phật tử hỏi quá, cùng chung một ý, thành ra thầy dựa vào ý người hỏi, mà viết lại cho rõ ràng hơn nhé!

Trước khi thầy trả lời vào câu hỏi, quý Phật tử hãy chánh kiến và chánh tư duy, tự trả lời hai sự việc đang xảy ra nhé! Quý Phật tử cần phải bỏ cặp kính màu ĐẠO ĐỨC GIẢ thì mới nhìn ra được sự thật.

a) Người dùng ái ngữ ngọt ngào dễ thương, cảm động dẫn dụ hành giả tu lạc vào cuộc sống để tận hưởng bả lợi danh. Vậy bản ngã họ thế nào vậy?

b) Một người không dùng ái ngữ, và nói với ngôn ngữ mạnh bạo, đinh tai nhức óc, để cứu hành giả ra khỏi rừng u mê mê tín dị đoan, đồng thời hướng dẫn cho nhà tu hành biết pháp tự tu tập, ngõ hầu làm chủ sinh, lão, bệnh, tử và giải thoát đời họ hết khổ đau, mong ước hành giả tu hành đạt được thành quả như TA.

Vậy bản ngã người này thế nào nhỉ?

Thực ra, cả rừng tăng đại thừa, các trường đại học Phật giáo trên toàn thế giới vẫn chưa ai hiểu được bản ngã là gì? Vô ngã là chi? Hà huống gì là quý Phật tử chứ! Phải không nào?

Đại thừa đã đầu độc tăng ni và Phật tử sống trong đạo đức giả, lấy giả làm thật đã quen mất rồi. Phật giả, chúa dỏm đã trở thành thần tượng khiến quý tăng ni Phật tử chìm sâu mê mê, miên miên, man man mất rồi!

Cho nên, đối với đạo sư, nói lên sự thật thì bị đau lòng xót dạ, rồi vội vàng chống đối, mà quên mất rằng: Ta cần phải biết sự thật để sửa sai, ngõ hầu có lợi cho đời ta!

Chỉ có những ai còn tỉnh táo mới cần đến chánh pháp. Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc và thầy Thanh Thiện biết rõ điều này, cho nên cứu được người nào hay người đó mà thôi! Rồi, chúng tôi cũng phải ra đi!

1) Bản ngã là gì?

Phật dạy rằng: Thân người của ta đang mang ở đây, trong thân ta có 5 uẩn kết tạo thành: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tất cả, không phải là ta, không phải là của ta, không phải là bản ngã của ta (đọc bài 5 UẨN thầy đã giảng).

Như vậy, bản ngã là gì? Thì bản ngã chính là TA.

Vậy TA là gì? (đọc bài viết TA LÀ AI?)

Ta là hạt nhân nghiệp lực, mà nghiệp lực là kết tinh từ hành động của ta qua thân, miệng, ý. Ta giống như hạt bụi trong thế gian, mà vô hình. Ta giống như hạt giống, mà vô hình, không nhìn thấy được, nhưng cảm nhận được. Giống như tham, sân, si, không nhìn thấy được, nhưng ta cảm nhận được, phải không nào?

TA sẽ xuất hiện rõ ràng khi ta bị đau bệnh. Lúc bấy giờ, ta nhận dạng ra TA và THÂN hoàn toàn khác nhau.

Lúc bệnh nặng, ý thức rằng ta không cần phục vụ cho thân nữa, nhưng mà, khi hết bệnh, ta trở lại phục vụ cho thân được thỏa mãn, là bởi vì thói quen ta không bỏ được!

2) Vô ngã là gì?

Những gì ngoài TA thì là vô ngã, bởi vì nó không liên quan gì với TA. Ta chỉ mượn nó để sinh tồn và ta tu tập để ta trở về chính TA.

Cho nên, vợ con ta, nhà cửa ta, ruộng vườn ta, chùa chiền ta, chủ nghĩa ta đang phục vụ và chính bản thân ta, cũng không phải là ta. Tất cả đều là vô ngã đối với ta. Nhưng ta lại lầm chấp là ta, là của ta, là bản ngã của ta.

Quý Phật tử hiểu rõ lời Phật dạy sau đây thì sẽ hiểu rõ ràng ta là ai, bản ngã ta là gì nhé:

“Đứng lại thì chìm, đi tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua”.

Có nghĩa là:

a) Đứng lại thì chìm: Nếu ta đứng lại trong tham dục, thì đời ta chìm vào bả lợi danh hôi thối!

b) Đi tới thì trôi dạt: Nếu ta đi tới, tức là ta tu theo tà giáo, thì ta bị dòng thác tham dục kéo đời ta chìm vào bả lợi danh thối hôi!

c) Chỉ có vượt qua: Có nghĩa là ta tu hành đúng pháp Phật, ta tu đúng Giới – Định – Tuệ, ta phải giảm thiểu tham dục để đoạn diệt được tưởng dục, thì ta thoát ra khỏi dòng thác tham dục, ta không còn ngụp lặn trong bả lợi danh dơ bẩn, ngõ hầu tiếp tục tu tuệ để đạt được tam minh mà trở về chính bản thân ta. Đó là bản ngã của ta.

3) Thế nào là bản ngã to quá?

  • Sau khi quý Phật tử hiểu được bản ngã, vô ngã. Như vậy, bản ngã làm gì có to, có nhỏ chứ? Mạn mới có to, có nhỏ mà thôi! Mạn trong tưởng dục: tham, sân, si, mạn, nghi. Mạn ở đây, có nghĩa là tự cao, tự đại, tự túc, tự mãn.
  • Đạo sư giảng pháp, là phải nói đúng sự thật. Mà sự thật thì phũ phàng. Nói sự thật, thơm thì nói thơm, thúi thì nói thúi, khôn thì nói khôn, ngu thì nói ngu. Nói lên sự thật thì sao gọi là NGẠO MẠN chứ?
  • Tại sao người ta cho là bản ngã cao, cao mạn vậy chứ?
  • Tại vì họ bị chỏi, họ không chịu học hỏi, họ chống đối, rồi họ cho đạo sư là bản ngã còn to, tính còn cao mạn, là vậy đó.

Để cho dễ hiểu, trong nhà có người thân mê cờ bạc, tiêu tán hết tiền tài trong nhà. Đạo sư đến la rầy anh ta. Anh ta đang mê man trong trận chiến bài bạc. Anh ta bực mình, cự nự lại và cho rằng: đạo sư gì hung dữ quá vậy chứ? Hoặc là đừng cứu, để mặc cho đời anh ta trôi nổi.

Thực sự, muốn cứu anh ta thì đừng bao giờ dùng ái ngữ, vô ích mà thôi! Ái ngữ không cứu được người đang u mê, mê man đâu nhé!

Điều quan trọng mà quý Phật tử cần hiểu cho rõ nhé: Nói láo, dù với thiện ý giúp người, vẫn là nói láo.

Đạo sư mà uốn lưỡi, dùng ái ngữ để vừa lòng người, là nói láo. Là vô tình hại mình, hại người, bởi vì nó trở thành thói quen nói láo, là phạm giới. Đã là thói quen thì càng ngày càng bành trướng và không thể nào bỏ được đâu nhé! (Đọc bài NÓI LÁO VỚI THIỆN Ý!)

Đạo sư mà để bị phạm giới, thì sao gọi là chứng đạo đây? Phải không nào?

  Tổng khách đã truy cập
2514

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage