Cùng quý tăng ni, Phật tử thân thương thương kính thầy Thông Lạc, yêu chuộng chánh pháp.
Hãy dừng lại! Hãy dừng lại! Quý tăng ni, Phật tử đừng tu theo lời dạy của đức Trưởng Lão vội nhé!
Đúng vậy! Mọi người chỉ tin vào đức Trưởng Lão, TUYỆT ĐỐI không tin vào ai cả! Nhưng tại sao thầy Thanh Thiện tha thiết kêu gọi quý vị hãy dừng lại chứ? Âm mưu gì đây? Phản đồ hả?
Hãy bình tĩnh nghe thầy Thanh Thiện trình bày, rồi hãy tin hay không nhé!
Quý vị hãy theo đúng lời Phật dạy cho Kàlàmà nhé. Nếu thầy Thanh Thiện trình bày là thiện pháp, thì hãy tin, vì thiện pháp luôn có lợi cho đời con!
Tại sao vậy? Tại sao phải tạm dừng chứ?
Tại vì, chúng ta đã bị đầu độc sai lầm trong quá khứ. Do từ khai thị của đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc, từ bây giờ, ta biết sai rồi. Nhưng mà quý vị chưa thể nào buông bỏ được ngay sai lầm, bởi vì sự sai lầm đã nhập tâm.
Chúng ta cần phải có phương pháp thích hợp để tẩy đi sai lầm trong quá khứ, rồi thì chúng ta mới có thể đón nhận tinh hoa mới của chánh pháp mà tu hành, tiến đến đạt được chân lý.
Nếu pháp cũ sai lầm chưa đi, mà vội vàng đưa pháp mới vào, không những không được gì, mà vô tình hại đời ta vào TẨU HỎA, bịnh hoạn, không thể nào thoát ra được. Đồng thời sẽ nản lòng mà nhận chìm chánh pháp, thì thật là uổng công sức của Alahán Thích Thông Lạc!
Do từ chứng đạt chân lý, thầy Thanh Thiện đã khám phá ra, ngay trong bộ kinh Nikaya, và đã tìm ra phương pháp giúp hành giả tẩy trừ pháp cũ và từ từ đưa chánh pháp vào để tu tập bình an, và tiến đến chứng quả ngay trong kiếp này.
Phật có dạy cho Subhadda rằng: Khi nào các Samôn tu tập và truyền chánh pháp MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN, thì thế gian này sẽ không bao giờ vắng bóng các bậc Alahán giải thoát đâu nhé!
Phật pháp là khoa học, cho nên nếu chúng ta tu tập đúng pháp Phật, ắt phải đạt được chân lý.
Quý vị có biết tại sao tu đúng chánh pháp rất đơn giản, chỉ giảm thiểu được THAM DỤC trên thân tâm là tiến đến đúng mục tiêu làm chủ sinh, già, bệnh, chết, thế mà chả mấy ai làm được không?
Là tại vì chả ai biết phải làm sao chiến đấu với chính bản thân!
Hầu hết mọi người, từ khi chào đời cho đến lớn khôn, ta được huân tập chiến đấu với tha nhân, tức là chiến đấu với người khác, tức là ta chiến đấu với đối nhân. Có nghĩa là, ta đang chiến đấu với đối tượng thực tế trước mặt, phải không nào?
Thói quen sinh sống ở đời: Ta có thể hy sinh đời ta. Ta có thể chết vô điều kiện cho chồng con, cho chủ nghĩa, cho TÀ GIÁO, cho quyền lợi của ta.
Chứ làm sao ta có thể hy sinh và chết vì ta đây chứ? Phải không nào?
Còn tu theo chánh pháp là ta phải chiến đấu với ta. Chiến đấu thế nào đây? Làm sao chiến đấu chứ? Ta đánh người khác thì ta sướng tay, ta hả dạ, sướng lòng.
Còn ta đánh ta thì ta đau, thì ta buồn. Làm sao ta đánh với ta được đây? Mơ hồ và hoang đường quá, phải không?
Thực ra, mỗi người tự cảm nhận được rằng: Muốn tu hành chứng quả thì ta phải chiến đấu và chiến thắng với tham dục của đời ta. Nhưng, sở dĩ ta làm không được vì chưa quen, vì quá lạ.
Tuy Phật đã trang bị cho ta đầy đủ vũ khí để tấn công giặc tham dục đang quanh quẩn tâm ta, nhưng ta chưa quen sử dụng vũ khí Phật trao cho. Ta chưa sử dụng thiện xảo vũ khí, pháp tu Phật trao cho, khiến ta không thể nào chiến đấu với ta.
ĐÂY CHÍNH LÀ LÝ DO mà thầy Thanh Thiện muốn dạy cho hành giả HUÂN TẬP BIẾT SỬ DỤNG vũ khí Phật trao. Thì, khi ta sử dụng vũ khí thiện xảo, ta xông vào trận, ắt phải toàn thắng đấy!
Thầy Thanh Thiện đơn cử một ví dụ thực tế và rõ ràng thì quý vị hiểu ngay:
Hiện nay, tại tu viện Chơn Như, tu sinh bị ỨC CHẾ TÂM, tu viện tạm thời cho ngưng tu tập ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ.
Quá rõ ràng phải không?
Tại vì tu sinh chưa huân tập cho thiện xảo pháp ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ, mà đã vội vàng sử dụng, thì rõ ràng chưa tấn công được kẻ thù, mà lại giết chết niềm hy vọng chứng đạo của ta, phải không vậy?
Để rồi chán nản, bỏ cuộc, thì chánh pháp bị xao lãng và bị nhận chìm, phải không?
Đừng quên rằng: Pháp tu định niệm hơi thở là rất quan trọng. Nếu không tu tập được định niệm hơi thở, thì làm sao nhập tứ thánh định mà đạt được chân lý chứ?
Đại sư Chân Thành ở Ba Vì, Hà Nội, đang hướng dẫn cho tu sinh. Ngài đặt trọng tâm vào định niệm hơi thở đấy.
Nếu không tu tập đúng định niệm hơi thở, thì làm sao nhập thiền? Thì làm sao có định lực sung mãn…
Tu theo đúng chánh pháp, hành giả không được mang theo tâm trạng buồn đời, buồn tình, buồn nợ thế gian. Bởi vì mang theo những thứ này đi tu là để LÁNH NẠN, để TRỐN NỢ trần ai!
Mà những ai muốn tu đúng chánh pháp để làm chủ sinh, già, bệnh, chết, và vượt thoát vay mượn xác người để trở về nguyên thủy cho đời ta, thì phải mang theo:
- Một nghị lực phi thường,
- Một tinh thần thiện chiến,
- Trường kỳ kháng chiến,
- Không được nản lòng, mới thắng được giặc tham dục.
Muốn chiến thắng được giặc tham dục, hành giả cần phải trang bị cho ta:
- Một sức khỏe bền bỉ.
- Một nghị lực chiến đấu.
- Một tinh thần thiện chiến, trường kỳ kháng chiến, và không nản lòng.
Muốn có những vũ khí trên, trước tiên ta phải thắng:
- Giặc LÀM BIẾNG,
- Giặc BUỒN NGỦ,
- Và giặc NẢN LÒNG.
Đối với giặc làm biếng và giặc buồn ngủ, thì ta đi kinh hành đường dài. Đi bộ thì quá dễ, nhưng khó là phải tập thành thói quen thường xuyên, hằng ngày, hằng đêm.
Lúc đầu, đi với thời gian chừng 1 giờ. Tập mãi, tăng dần lên dần, cho đến khi đi mãi không biết mệt và ham đi mãi không thôi. Có thể đi từ đêm đến sáng và từ sáng đến đêm.
Khi đạt được cảnh giới này, sẽ nhận biết sức khỏe hùng mạnh, nội lực thâm hậu và nghị lực phi thường, tâm hồn sảng khoái, bền gan.
Đừng bao giờ để cho giặc làm biếng có cơ hội trở mình! Khi ta đi, ta NGHĨ ĐẾN quá giang xe nhé!
Nhờ thành công thắng giặc làm biếng và buồn ngủ, là ta đã thiện xảo sử dụng dây cương như lý tác ý. Bởi vì, trong khi đi kinh hành, ta chú ý vào hai bàn chân và ta tác ý:
“Đi cho chân cứng đá mềm, đi cho tâm vững tu hành đến nơi.”
Trong suốt thời gian tu tập này, tâm đã nghe quen và chịu theo lệnh của ta. Và cũng với pháp tu này, đã diệt cho ta được giặc nản lòng.
Bởi vì, ta tu tập đi mãi, đi mãi, ta quên hẳn thời gian trôi qua. Vượt qua được thời gian, quên đi thời gian là cơ bản giúp ta tu hành đạt được chân lý.
Bởi vì, tu theo chánh pháp không được lo âu, nôn nóng, đợi chờ, cứ bình thản như dòng nước lững lờ trôi.
Đạt được cảnh giới này thì vào thiền dễ dàng và đạt tam minh thoải mái.
Trong thời gian ta tu tập đi kinh hành đường dài, ta vẫn phải tu tập như lý tác ý và 6 pháp căn bản, tập tà tà, từ từ cho tâm quen thuộc, không gấp. Vừa chơi vừa tu tập.
Sau khi thắng được giặc làm biếng rồi, bây giờ ta chú tâm tu tập như lý tác ý và 6 pháp căn bản. Ta phải tăng thật đều và vừa nhanh.
Sau khi ta nhận biết mọi việc đã thuần thục rồi, không còn sợ đói, sợ buồn, lo âu, mong đợi, sẽ có cơ duyên đến thúc đẩy ta nhập dòng thánh tu hành, chuyên tu một pháp mà ta đã chọn.
Khi nào chọn pháp xong và quyết định nhập dòng thánh tu tập, thì ta vào tu viện Chơn Như ở Trảng Bàng, hay Hải Phòng, Ba Vì, hoặc những chùa đã nguyện theo chánh pháp. Nơi đây có lập thất riêng. Tại đây, ta miên mật chuyên tu, tăng dần thời gian và liên tục, đến khi ta không còn ăn uống gì cả.
Quên cả việc ăn uống và thời gian trôi qua, là bước vào sinh tử. Thành công! Chiến thắng được ta rồi!
Giai đoạn nhập dòng thánh, có thể tu tại gia, nếu có người tình nguyện, kín đáo, âm thầm chăm sóc hoàn hảo. Hơi khó có được người này đấy.
Cho nên, thầy Thông Lạc cho biết rằng: GIAI ĐOẠN 3 tu tại gia khó lắm. Tốt nhất là nên đến tu viện, cho chắc chắn.
CẦN BIẾT RÕ:
Trong thời gian tu tập, không bao giờ được nghĩ đến THIỀN. Khi ta tu tập tuần tự, hoàn hảo, thì chuyện gì đến nó sẽ đến.
Bởi vì tri kiến giải thoát giúp ta thông hiểu việc ta nên làm. Nếu nghĩ đến thiền trong lúc đang tu, thì ta sẽ bị lạc vào TƯỞNG, uổng phí công sức của ta đấy nhé!
Tuyệt đối không mang theo kiến thức Phật pháp. Những tác ý thuộc lòng nhắc nhở tâm không phải là kiến thức Phật pháp đâu nhé! Đó là lệnh ta nhắc tâm thuộc để quen lệnh của ta, nhờ đó, ta sẽ làm chủ được tâm và điều khiển tâm thuần thục theo ý muốn.
Khi ta làm chủ được tâm và điều khiển tâm theo ý muốn, chính là lúc ta nhập thiền định bình an đó ạ!
Có nhiều hành giả hiểu lầm rằng: Ta có nhiều cố gắng chiến đấu ở ngoài đời, rồi đem vào chiến đấu với chính ta để thắng tham dục. Đây là quan niệm sai lầm đấy nhé!
Bởi vì, ta chiến đấu ngoài đời là ta mang theo tham dục gia tăng và được TƯỞNG THỨC yểm trợ. Còn tu theo chánh pháp, tức là làm giảm dần tham dục và bị TƯỞNG THỨC cản đường.
Vì vậy, tu vừa chậm, vừa khoan thai.
CẦN BIẾT RÕ:
Tu theo chánh pháp chính là tập cho tâm có thói quen THIỆN PHÁP. Vì vậy, lúc đầu phải kiên nhẫn tập cho tâm quen 6 pháp cơ bản. Khi tâm quen rồi, lúc bấy giờ tăng nhanh thời gian mà không bị ức chế tâm.
Làm sao biết ta tu hành để trở về nguyên thủy?
Hành giả cần hiểu rõ trước, nếu không, khi nhập dòng thánh tu hành, sẽ bị tưởng thức quấy phá, làm cho ta hoang mang mà bỏ cuộc đấy nhé!
Để hiểu cho rõ, thầy Thanh Thiện kể một câu chuyện thực tế ở đời. Những thanh nữ bị bán đi làm nô lệ hay lầu xanh, họ được cho ăn ngon, ngủ yên, dụ dỗ với lời ngon tiếng ngọt hoặc hăm dọa, khiến họ quen sống trong từ trường ác pháp.
Và họ không còn biết họ là ai?
Có người hữu duyên gặp người tốt, họ thương tình cứu ra ngoài, thì mới biết được ta đã trở về với chính bản thân ta.
Phật dạy cho họ tu hành để thoát vòng nô lệ!
Tương tự như vậy, ta đam mê tham dục, ta không còn biết ta là ai. Phật đứng bên ngoài, Phật biết ta là ai, và Ngài trao pháp cho ta TỰ TU TẬP để vượt thoát thân xác người hôi hám, mà trở về với chính ta.
Những thanh nữ bị vây trong từ trường ác. Có người tự thoát ra. Có người nhờ TRI ÂM cứu ra. Tri âm này là người thật, là người hữu duyên với ta, và họ tình nguyện cứu ta vì duyên nợ giữa ta và họ.
Lợi dụng điểm này làm bằng, tà giáo dụ ta nguyện cầu thần thánh vu vơ giúp ta thoát khổ. Ta vì quá khổ mà mê tin theo họ.
Thực sự chả có thần thánh nào cả, Adiđà giả, Quan Âm giả, Bồ Tát Quảng Đức giả.
Cả một BẦY GIẢ TƯỞNG. TOÀN LÀ ẢO TƯỞNG mà thôi!