Đây là cẩm nang tu hành, thầy Thanh Thiện trịnh trọng cống hiến cho hành giả thân thương, thương kính thầy Thông Lạc, yêu chuộng CHÁNH PHẬT PHÁP.
Tu hành mà vượt qua mức vừa đủ là bị lạc vào tà đạo mà không hề hay biết đấy! Đây là khám phá của tỳ kheo Thích Thanh Thiện.
Nhờ lấy pháp Phật tu tập trên thân mà thầy Thanh Thiện đã khám phá ra được:
1. Ăn mạng động vật là tự đầu độc độc tố loài vật vào thân ta, khiến ta có bản tánh man rợ, cộc cằn, lỗ mãng y như loài vật.
Càng già, bịnh càng nhiều, nhất là sẽ bị SI KHỜ NGƯỜI GIÀ mà không hay!
2. Dù có kinh Nikaya trong tay, tu sĩ trên toàn thế giới đã tu tập CÙNG LẠC vào tà đạo, quay đầu hưởng phước, lạc thú phù du trần gian là tại vì DÙNG THAM DỤC ĐỂ TU HÀNH.
Nói cách khác, không tu tập ly tham dục trước mà bắt tay tu tập theo pháp Phật thì sẽ tự phát triển theo chiều hướng tham dục, đưa đẩy ta vào tà đạo.
Vì tu hành để thỏa mãn THAM DỤC TRÍ TUỆ càng ngày càng gia tăng mà không hay biết!
Đến lúc tự phát giác ra đã sai lầm thì quá muộn rồi! Đã quen thuộc hưởng lạc thú THAM DỤC mất rồi!
3. Với con người đã quen sống trong tham dục và với thời đại ngày nay, nhất là khoa học phụng sự, phục vụ thỏa mãn tận cùng tham dục cho bản thân con người.
Vì thế, muốn tu tập thành công thì phải TỪ TỪ dùng pháp như lý tác ý, nhắc nhở tâm tu tập TỪ TỪ, tu tập LÀM QUEN 6 pháp cơ bản cho đến khi thuần thục, tức là ly được THAM DỤC.
Lúc bấy giờ, lấy pháp Phật thích hợp với bản tướng của mình rồi miên mật tu tập pháp đó nhập tâm thì chứng quả.
4. Tu hành là ta tự chiến đấu và chiến thắng tham dục của riêng ta, chả liên quan gì đến ai cả và cũng chả cần chọn ngoại cảnh để tu.
Ở đâu tu đó, ta tự đóng cửa, cô lập và miên mật tu tập, tự chiến đấu và chiến thắng được tham dục của ta, tức là ta đã chứng đạo rồi!
5. Từ TỨ DIỆU ĐẾ Phật dạy, tìm ra được chân lý: Ta sinh ra từ tham dục của mẹ cha, ta lớn lên bằng tham dục của mẹ cha và người thân.
Cho đến khi trưởng thành và hiểu được chân lý TỨ DIỆU ĐẾ, thì ta vẫn tiếp tục trôi lăn theo dòng thác tham dục.
Như vậy, muốn tu hành chứng quả thì ĐIỀU TIÊN QUYẾT là ta phải tu tập LY DỤC, LY ÁC PHÁP, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP.
Đúng chốc lời Phật dạy: “CHƯ ÁC MẠC TÁC, CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH”. Đơn giản chỉ có vậy thôi! Ta thắng được tham dục của ta, ta làm chủ được bao tử ta, tức ta làm chủ được thân tâm ta.
Làm chủ được tâm ta tức ta làm chủ được sinh, già, bệnh, chết rồi! TUY DỄ, NHƯNG CÓ LÀM ĐƯỢC KHÔNG?
6. Có tu tập pháp Phật trên thân tâm, thì mới hiểu đúng được lời Phật dạy.
Nếu không dùng pháp Phật tu tập, mà hiểu qua chữ nghĩa học đường, thì sẽ bị chìm vào thỏa mãn tham dục trí tuệ, tiến thẳng về VÔ MINH, hưởng lạc thú phù du trần gian.
7. Từ kinh Nikaya, thầy Thanh Thiện khám phá ra rằng:
Những ai mặc cảm rằng ta vì thiếu đạo đức, thiếu học vấn, vì nghèo không làm việc từ thiện thì không thể nào tu theo chánh Phật pháp, LÀ SAI SỰ THẬT.
Hầu hết tỳ kheo chứng đạo thời Phật đều xuất thân từ giai cấp hạ lưu và họ chả làm việc thiện gì cả. Họ không biết chữ!
Có nghĩa là CÔNG ĐỨC việc thiện và TU HÀNH hoàn toàn khác nhau. Công đức thì hưởng phước hữu lậu, tuy giàu sang nhưng vẫn còn đau khổ, chịu sự sinh, già, bệnh, chết.
Còn tu hành thì hưởng phước vô lậu, chứng quả HẾT KHỔ ĐAU, không còn SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Như vậy, ai ý thức cần tu hành thì tự đóng cửa tu tập, tự chiến thắng với tham dục của đời ta là CHỨNG QUẢ VÔ LẬU, hết khổ đau rồi!
Dù ta là đại ác nhân, dù ta là nhà từ thiện, nếu ta giác ngộ được TỨ DIỆU ĐẾ và ta quyết định buông xuống để tu tập thì đều chứng quả GIẢI THOÁT như nhau, như Phật.
8. HÀNH GIẢ nếu để bất cứ căn nào trong 6 căn hướng ngoài thân tâm ta, chạy theo trần, đều lạc vào tà đạo.
Đây là căn bản để hành giả biết được thế nào là tà đạo. Cho dù tu theo Phật Thích Ca, nhưng đem Ngài lên, đam mê thờ phụng Ngài, đều là tà giáo đó ạ!
Phật có dạy rằng: Nếu ai nương theo sắc tướng ta, van xin ta điều gì thì không bao giờ gặp được Như Lai.
Nhưng người nào lấy pháp Như Lai tu tập nhập tâm thì gặp được Như Lai, tức là chứng quả rồi!
9. Trong lúc tu tập, sơ ý vượt qua LẰN MỨC VỪA ĐỦ là trở về THAM DỤC, là lạc vào tà đạo mà không hay biết. SAI MỘT LY ĐI MỘT DẶM là vậy đó!
Nay thầy Thanh Thiện san sẻ đến quý hành giả bài pháp giá trị tuyệt vời, giúp hành giả tránh khỏi bị rơi vào tà pháp mà OAN UỔNG đời tu. Nhà tu hành cần phải hiểu rõ, biết rõ LẰN MỨC vừa đủ.
Thế nào là lằn mức vừa đủ?
Ví dụ 1:
Phật dạy cho tỳ kheo đi xin ăn mỗi ngày một bữa. Như vậy, ăn mỗi ngày một bữa là LẰN MỨC vừa đủ cho nhà tu hành. Nếu nhà tu hành nào ăn quá một bữa, dù ăn chơi, ăn dặm đều bị rơi vào THAM DỤC, mà rơi vào tham dục là lạc vào tà đạo.
Thêm vào, ngon ăn nhiều, dở ăn ít, tức chưa hết tham dục, tức là chưa quán triệt để được ĐỒ ĂN BẤT TỊNH. Đồ ăn vốn dơ bẩn, cũng bị rơi vào tà đạo đấy ạ!
Ví dụ 2:
Thời Phật truyền pháp, Ngài không cho ghi chép, là bởi vì Ngài biết rằng, khi ghi chép, hành giả sẽ chú tâm học thuộc lòng và chìm vào tìm hiểu lý thuyết cho thông suốt.
Thì vô hình trung đã đưa hành giả lạc vào mê ghiền KIẾN THỨC PHẬT PHÁP, tức là gia tăng THAM DỤC TRÍ TUỆ, tức là rơi vào tà đạo mất rồi!
Còn tu hành làm gì nữa cho uổng phí đời tu hành! Cho nên, Phật dạy sao, tỳ kheo làm y theo như vậy là chứng quả. Giống như sư phụ dạy làm bánh, cứ làm y như sư phụ dạy thì có bánh ăn!
Đơn giản chỉ có vậy thôi!
Ví dụ 3:
Thời nay, vì không có Phật truyền pháp cho hành giả, hành giả phải tự tìm hiểu để mà tu hành cho đúng pháp Phật.
Thầy Thanh Thiện khuyên rằng: Đừng học thuộc lòng, đừng suy tư quá sâu!
Chỉ cần đọc, hiểu tứ diệu đế, 5 uẩn, 8 chánh đạo, 12 nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo, giới pháp là đủ rồi. Nếu quyết định tu hành thì quên đi, đừng để ý những điều đã đọc, hiểu, mà chú tâm dùng pháp như lý tác ý tu tập 6 pháp căn bản cho thuần thục là đủ rồi.
Nếu tìm hiểu sâu hơn và ghi nhớ, thì vô tình vượt lằn mức vừa đủ, tiến vào kiến thức Phật pháp, thỏa mãn tham dục trí tuệ, rồi rơi vào tà đạo liền mà thôi.
Thật may mắn cho hành giả hữu duyên với thầy Thanh Thiện, thầy đã viết và giảng giải rõ ràng, giúp hành giả hiểu nghĩa 5 uẩn, 8 chánh đạo, 12 nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo. Bởi vì thầy Thanh Thiện viết với ngôn ngữ bình dân, ai đọc đều hiểu ngay.
Ví dụ 4:
Phật dạy cho tỳ kheo rằng: Khi nào vào thiền định, con tìm nơi vắng vẻ để khỏi làm phiền người khác và cũng khỏi bị người khác làm cản trở con.
Con chọn bãi tha ma, rừng cây, nhà bỏ hoang chẳng hạn. Đơn giản chỉ có vậy thôi. Nhưng vì hành giả TƯỞNG NGHĨ QUÁ XA, họ tìm đến cảnh yên lặng, vắng người, cảnh đẹp như núi non hùng vĩ, biển rộng bao la, dòng sông thơ mộng lững lờ trôi!
Vô tình hành giả đó đã bị lạc vào CẢNH THIÊN NHIÊN mất rồi!
Có nghĩa là tâm họ đã chạy ra ngoài hưởng tham dục cảnh đẹp trần gian, và hứng chí làm thơ lưu danh hậu thế! Để rồi họ bị lạc vào tà đạo mà nào hay nào biết!
Tu mãi không đến đâu! Chả biết tại sao? Ngao ngán than thở, trách thân phận bạc bẽo ở trần gian!
Có thắc mắc:
Tại sao thầy Thanh Thiện khuyến khích hành giả vào tu viện Chơn Như hay những chùa đã lập thất riêng?
Bởi vì người tự tu đòi hỏi nghị lực phi thường.
Còn người thường, sau khi tu tập 6 pháp căn bản thuần thục, rồi thì chọn pháp riêng miệt mài tu tập, thì nên vào tu viện.
Nơi đây có thầy hướng dẫn thêm, nhất là nơi đây có thất riêng thật tuyệt vời, giúp ta yên thân chiến đấu với giặc sinh tử.
Ví dụ 5:
Khi nhập thiền định, nhất là NHỊ THIỀN, hành giả bị rơi đài ở nơi đây mà không hề hay, không hề biết! Tại vì nhị thiền giúp hành giả biết được quá khứ TỪNG KIẾP cuộc đời mình. Hành giả chỉ cần biết, thì ra là vậy.
Thế là đủ rồi! Nhưng hành giả say mê về quá khứ của mình, quyết tâm tìm hiểu cặn kẽ. Hoặc là vì chữ hiếu, liền tìm mẹ mình đang ở nơi đâu!
Vô tình chìm vào tham dục. Chìm vào tham dục thì tu thất bại. Không thầy, đố mày làm nên! Là vậy đó. Đừng có lo, cứ lo tu tập xong cái đã.
Xong rồi, lúc nào muốn, thì nhập vào thiền mà tìm hiểu rõ ràng là không sao cả. Tuy nhiên, khi tu xong rồi, thì biết ngay còn duyên hay hết.
Nếu còn duyên thì mới truy tìm, còn hết duyên thì bỏ qua. Bởi vì hết duyên rồi, có tìm cũng vô ích mà thôi!
Tất cả trên đây là CHÁNH PHÁP mà thầy Thanh Thiện hiến dâng cho hành giả quyết tâm hướng về Phật Thích Ca, nương theo lời giảng dạy của đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc, tu hành cùng đến chứng quả như nhau.