vi en

TẠI SAO DÙNG Ý THỨC TU HÀNH LÀ LẠC VÀO TÀ PHÁP?

Thật là may mắn cho quý hành giả sinh ra cùng thời với Alahán Thích Thông Lạc. Chính nhờ đức Trưởng Lão khai thị và diễn giảng rõ ràng, đúng lời gốc Phật dạy mà Tỳ kheo Thích Thanh Thiện mới giác ngộ được nhiều điều, đem ra trình làng giúp cho hành giả tu hành không lạc vào tà pháp.

Thầy Thanh Thiện khám phá ra rằng:

1. Ăn mạng động vật là tự đầu độc độc tố vào người, khiến ta có tâm tính dã man, thâm hiểm hơn loài vật.

2. Từ kinh Nikaya, khám phá ra rằng mỗi hành giả chỉ chuyên tu một pháp và chỉ một mà thôi, cho đến khi pháp đó nhập tâm là chứng quả.

3. Muốn tu đúng chánh pháp, thì hành giả phải vượt ra khỏi ảnh hưởng của ái kiết sử, tham dục, tưởng thức, phạm giới. Nếu hành giả còn vướng mắc thì không thể nào chứng đạo.

4. Bất cứ một căn nào mà chạy theo trần là lạc vào tà pháp. Mắt mê nhìn cảnh đẹp, tai hướng theo âm thanh thấm ý, nhả thành thơ đầy mộng tưởng – rõ ràng là tu tiên rồi!

5. Tu đúng chánh Phật pháp không cần kiến thức Phật pháp.

6. Thỏa mãn tham dục, dù tinh thần hay vật chất, đều là ác pháp.

7. Như lý tác ý là pháp tu căn bản, nòng cốt đưa ta đến chứng quả.

8. Tu tập 6 pháp căn bản giúp hành giả tin tưởng mãnh liệt khi nhập dòng thánh tu hành.

TẠI SAO DÙNG Ý THỨC TU HÀNH LÀ LẠC VÀO TÀ PHÁP?

Trong bài 5 uẩn, thầy Thanh Thiện giảng giải rằng: Nếu ta là vua, ý thức là trung thần, và tưởng thức là nịnh thần. Tâm là đứa con nít mà vua rất thương. Tâm hướng bên nào thì vua theo bên đó. Nhưng tâm luôn hướng theo tưởng thức, và vua cũng rất thích, bởi vì tưởng thức với 33 tầng số tưởng tạo nên nhiều chiêu thức tuyệt vời khiến vua mê ghiền quá đi thôi!

Vì vậy, muốn đưa tâm về thiện pháp thì phải dùng như lý tác ý, tà tà từ từ đưa tâm về gần ý thức, rồi dần đưa tâm vào từ trường thiện, thì ta mới tu tập chứng đạo. Muốn dùng như lý tác ý hoàn hảo, thì ta phải phối hợp với ý thức, bởi vì tưởng thức quá mạnh.

RẤT RÕ RÀNG, muốn tu hành đúng chánh pháp thì phải luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ dùng pháp như lý tác ý. Nhưng hành giả không dùng như lý tác ý mà chỉ dùng Ý THỨC để tu, để giành tâm về Ý THỨC trước sự níu kéo của TƯỞNG THỨC. Thì rõ ràng đây là cuộc chiến giữa ý thức và tưởng thức.

Dù bên nào thắng, cũng là để thỏa mãn tham dục cho niềm tự hào, cho yêu sách. Cho dù tâm về với Ý THỨC, nhưng tâm chưa từ bỏ ác pháp và chưa đón nhận thiện pháp. Rõ ràng quá phải không?

Muốn tâm không còn ác pháp và tăng trưởng thiện pháp thì bắt buộc phải dùng pháp như lý tác ý, ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp. Không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh.

Đúng chốc lời Phật dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Và đúng chốc lời diễn giảng của Alahán Thích Thông Lạc: “Ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp. Không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh.”

Phải dùng như lý tác ý mới không bị ức chế tâm. Và êm đềm, nhẹ nhàng, thoải mái đưa tâm vào từ trường thiện, tức là BẤT ĐỘNG TÂM ĐỊNH.

Giải thích thì thấy ngay:

Ví dụ 1:

Hành giả biết rằng, cần phải ngăn ngừa không cho ăn nhiều, ham ăn. Dùng ý thức để kiểm soát ăn ít, có phải là cưỡng bức không?

Cưỡng bức thành công, nhưng tâm không phục. Tâm chống đối. Có nghĩa là tâm bị nhốt tù. Khi có chuyện, ta bị bệnh, ta thối chí, thì tâm liền xông trận, trở lại ăn nhiều và ăn ngon phải không nào?

Nhưng nếu ta dùng như lý tác ý, tập tâm đã thuộc lòng ăn mỗi ngày một bữa quen rồi, khi ta bị bệnh hay ta thối chí, tâm vẫn ăn mỗi ngày một bữa bình thường.

Ví dụ 2:

Hành giả biết rằng cần phải ngăn ngừa, không cho tham lợi, ham danh bằng cách tránh mặt. Tránh mặt tức là dùng ý thức tu đấy! Như vậy là cưỡng bức tâm. Tuy có thành công, nhưng tâm không phục. Tâm chống đối. Có nghĩa là tâm bị nhốt tù. Khi có cơ hội, ví như có quân ngoại xâm, thì ta liền nhảy ra cứu nước với nhiều thủ đoạn thâm độc để giành chiến thắng. Phải không nào?

Nhưng nếu ta dùng như lý tác ý, ly dục, ly ác pháp, thì dù cho có cơ hội ngoại xâm, ta cũng không màng! Rất rõ ràng, thân ta còn vô thường, thì chuyện quốc gia đại sự đâu còn nghĩa lý gì với ta chứ? Chuyện thế gian, hãy để cho người thế gian giải quyết.

Ví dụ 3:

Hành giả biết rằng cần phải không được tham dâm, bằng cách họ dùng ý thức tránh mặt. Có nghĩa là cưỡng chế, có thể thành công. Nhưng đụng chuyện với người hợp duyên, khi đụng mặt, thì họ liền bỏ tu, chạy theo tiếng gọi dâm tà!

Nhưng nếu dùng như lý tác ý tu tập, thì dù gặp người đẹp hữu duyên, ta vẫn trơ trơ như đá, vững như đồng.

Tóm lại, dùng ý thức tu tập chính là cưỡng chế tâm. Cưỡng chế tâm dưới bất cứ hình thức nào, tâm vẫn còn gìn giữ tham dục, dù tham dục trên thân về vật chất hay tinh thần. Khi đụng chuyện, thì ta trở lại đời sống thế gian.

Cho dù Ý THỨC ta thắng được TƯỞNG THỨC, nhưng ta không thể nào đưa tâm vào bất động tâm định để nhập tứ thiền. Cùng lắm là nhập thiền tưởng.

Đây là lý do mà đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc có dạy rằng:

“Khi tu tập, hành giả thường tưởng rằng ta đã diệt sạch TƯỞNG DỤC tham, sân, si, mạn, nghi. RẤT VI TẾ, coi chừng tưởng dục ẩn núp đâu đó.”

Có nhiều tu sinh dùng tứ niệm xứ, quán kỹ thân, thọ, tâm, pháp mà không thấy. Nay, thầy Thanh Thiện khám phá ra nó nằm ở tham dục kiến thức đấy ạ! TẾ NHỊ và VI TẾ quá phải không nhỉ?

Tham dục kiến thức, đó là thỏa mãn Ý THỨC. Mà thỏa mãn cho Ý THỨC, tức là thỏa mãn cho yêu sách, tạo cho ta có niềm vui, lâng lâng niềm tự hào. Chứ thực sự, ta chưa được GIẢI THOÁT, phải không nào?

Tu theo đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc, thầy Thanh Thiện khuyên quý Phật tử đừng quan tâm đến lý thuyết, nhất là đừng hiểu nghĩa của từ ngữ qua lý thuyết học đường, sẽ trật đường ray đấy!

Đồng thời, quý Phật tử phải hiểu cho thông suốt:

  • Ta: là người quyết định.
  • Ý THỨC: cố vấn ta theo thiện pháp, nhưng ý thức quá yếu, yếu hơn tưởng thức quá xa.
  • TƯỞNG THỨC: níu kéo được ta vào ác pháp từ lâu rồi – THAM DỤC.
  • TÂM: là đứa con nít mà ta thương, đã theo tưởng thức, tà pháp từ mới sinh.
  • TỨ DIỆU ĐẾ: cho ta biết được rằng ta đang chìm đắm trong tham dục, mà quên bổn phận là ta mượn thân xác để tu hành, nhằm trở về nguyên thủy của đời ta. Đồng thời, Tứ Diệu Đế còn dạy pháp cho ta tu hành.

Bấy giờ, ta tỉnh thức và biết rằng ta cần phải tu hành để thoát khỏi vòng vây tham dục. Thì ta phải dùng như lý tác ý, nhắc nhở tâm từ bỏ ác pháp mà về với thiện pháp.

Khi nào tâm về với ý thức và tăng trưởng thiện pháp, thì ta nhập thiền định mà thoát ra khỏi thân xác hôi thối vay mượn, để trở về với đời ta.

Rõ ràng quá phải không?

Ta làm chủ, ta quyết định. Ta quyết định theo thiện pháp hay ác pháp.

Khi ta quyết định theo thiện pháp, thì ta phải đưa tâm về với ý thức trước cái đã. Khi tâm về với ý thức, và tăng trưởng đầy đủ thiện pháp, thì ta mới tu hành chứng đạt.

Và ta phải dùng như lý tác ý để tu hành.

NẾU TA DÙNG Ý THỨC giành với TƯỞNG THỨC, kéo tâm về, thì sao?

Thì tâm bị ức chế chạy theo. Trong khi đó, tâm vẫn chứa đầy ác pháp.

Rõ ràng là ta đã ức chế tâm.

Ức chế tâm thì sao? TỰ TRẢ LỜI NHÉ!

Có sự hiểu lầm đáng thương!

Trong bài Kinh Pháp Cú:

“Ý làm chủ, Ý tạo tác, Ý dẫn đầu các pháp…”

Tất cả hành giả trên toàn thế giới hiểu sai rằng Ý đây là Ý THỨC. Vì vậy, họ dùng ý thức tu tập sai pháp mà họ không biết!

Thầy Thanh Thiện giảng giải rằng: Ý ở đây chính là TA.

  • Tại sao vậy?
  • Tại sao Ý là Ta chứ?
  • Ai làm chủ? Ai tạo tác? Ai dẫn đầu các pháp?

CHÍNH LÀ TA.

Ta chọn ác pháp, thì ta theo tưởng thức hưởng lạc thú trần gian, thiên hạ gọi ta là ĐẠI GIA!

Hoặc là ta chọn thiện, thì ta theo Ý THỨC để được trở thành thánh thiện nhân.

Tuy nhiên, đừng bao giờ quên, ta phải dùng như lý tác ý để đưa tâm về với ý thức. Tuyệt đối không cho Ý THỨC níu kéo TÂM nhé. Tâm ghét ý thức lắm đó ạ!

Nên nhớ:

Thầy Thanh Thiện dạy rằng không dùng Ý THỨC để tu tập, mà phải dùng như lý tác ý để nhắc tâm.

Chứ thầy Thanh Thiện không dạy DIỆT Ý THỨC nhé!

Diệt ý thức thì ta trở thành người thực vật sao?

Đối với bậc chân tu, bài pháp “DÙNG Ý THỨC TU HÀNH LÀ TÀ PHÁP” là quá đủ rồi!

Nhưng thầy Thanh Thiện cho ra bài pháp “TẠI SAO DÙNG Ý THỨC TU HÀNH LÀ LẠC VÀO TÀ PHÁP?” là để giúp cho giới bình dân cùng hiểu rõ, nhằm tạo khái niệm, tạo duyên tốt khi có AI quyết định nhập dòng thánh tu hành, ắt phải thành công.

Muốn hiểu rõ thêm, nên đọc bài pháp “THẾ NÀO LÀ VỪA ĐỦ” (ở phía sau).

Quá rõ ràng, NHƯ LÝ TÁC Ý là pháp tu tuyệt đối căn bản để chứng quả.

Nhưng mà, trong quá khứ, không nhà học giả, tăng ni nào biết được.

Chân thành tri ân Alahán Thích Thông Lạc đã khai sáng cho chúng ta biết được pháp tu NHƯ LÝ TÁC Ý tuyệt vời!

Ghi chú quan trọng:

Hãy dùng như lý tác ý như tập hát. Khi tâm quen thuộc rồi, mới thực hành thì đạt được thành quả hoàn hảo ngoài mong ước.

Ví dụ: Ta mê bài. Ta cứ chơi như thường lệ. Nhưng mà, ta luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ tác ý: THÔI ĐỪNG CHƠI NỮA, THUA LÀ CÁI CHẮC. Chừng một tuần, một tháng hoặc lâu lắm là 3 tháng, ta quyết định ngưng chơi.

Tuyệt vời! Vài ngày sau, ta không còn ham chơi bài nữa, dù có người chơi bài trước mặt ta.

  Tổng khách đã truy cập
2465

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage