Em Tầm Đạo xin hỏi:
Thầy ơi! Những bài pháp thầy giảng giúp con hiểu được chánh pháp khá nhiều. Qua bài giảng trả lời cho câu hỏi của Smallcity Nails Spa hỏi về tại sao thầy Thông Lạc bảo tu sĩ bỏ nhà đi tu, bài pháp “CƯ SĨ TU HÀNH CÓ ĐƯỢC KHÔNG?” thầy trả lời quá chính xác.
Con ghi nhận với niềm vui, bởi vì Phật dạy ta tu là ta tu cho bản thân ta. Như vậy, ta ở đâu tu tập ở đó, như thế mới đúng là chánh pháp.
Trong lúc con vui, thầy cho con xin hỏi: Đại thừa đã cho xuất bản và phát hành kinh Nikaya. Nay họ ếm nhẹm, không cho kinh Nikaya đến tay đồng bào mình. Tại sao vậy, thưa thầy?
Trả lời:
1. Thời Phật, Phật không cho ghi chép những lời giảng pháp của Ngài.
Bởi vì có ghi chép thì thiên hạ sẽ tu theo tưởng nghĩ và lạc vào tà giáo! Nhưng mà, sau khi Phật nhập Niết bàn, thì quý vị A-la-hán cảm thấy thương cho hậu bối không biết gì về Phật pháp.
Trước khi quý Ngài cùng rời trần gian, quý vị A-la-hán quy tụ và kết tập bộ kinh Nikaya hơn 43 cuốn dày…
Mỗi vị ghi lại bài pháp mà Phật đã dạy cho từng vị, nhờ đó họ tu chứng quả A-la-hán. Bởi vì mỗi vị ghi riêng biệt, cho nên khi kết lại thì vị nào cũng có câu: “Tu đến đây là việc làm đã làm xong, không còn trở tới trở lui nữa.”
Pháp thì mỗi vị tu khác nhau, nhưng câu kết luận thì y chang như nhau. Như vậy quá rõ ràng, mỗi tỳ kheo tu một pháp riêng và Phật không có kinh.
Chỉ có kinh Nikaya do quý vị A-la-hán kết tập tạo thành với ngôn ngữ Pali, tức là ngôn ngữ bình dân. Lúc đó, Ấn Độ có 2 ngôn ngữ: một gọi là thượng lưu và một gọi là bình dân. Kinh được ghi bằng ngôn ngữ bình dân là tại vì hầu hết quý vị A-la-hán đều xuất thân từ giới bình dân.
2. Vì Phật không có kinh, như vậy kinh sách đại thừa lưu truyền trong dân gian là KINH GIẢ PHẬT.
Kinh này do quý tổ đại thừa ngụy tạo bằng tưởng, bởi vì họ tu chưa chứng, nhưng họ cần kinh để chinh phục bá tánh tin theo họ. Mỗi tổ lập một bang phái riêng, họ đẻ ra nhiều bang phái. Vì vậy họ có nhiều kinh kiến giải đó vậy.
Kinh này được viết theo lối tiểu thuyết nên rất hấp dẫn, khiến người đọc mê ghiền đến tin như thật. Cho dù có những đoạn bậy bạ, người đọc vẫn mê tin là thật. Ví như: “Ai không tin A-di-đà thì đầu bể 7 miếng.” Như vậy, những người theo đạo khác, không tin A-di-đà thì đầu bể 7 miếng hết sao? Làm gì có chuyện đó nhỉ?
Hoặc là: “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu pháp Liên Hoa tụng mấy dòng.” Cướp của, giết người, sau khi gây tội ác chỉ cần đọc kinh Liên Hoa là hết tội sao? Rõ ràng xúi dại Phật tử đi trộm cướp mà nào hay, nào biết!
Nhất điều thất tín, vạn sự khó tin! Trong kinh có những đoạn sai trật như vậy mà tin được sao?
Kết quả lại càng rõ ràng hơn: Các tu sĩ đại thừa tu hành lúc đầu nghèo xơ xác, tu càng ngày càng giàu và quyền uy rộng lớn. Nếu tu hành để làm giàu thì sao lại gọi là nhà tu hành chứ? Rõ ràng họ là NHÀ CẦU NGUYỆN, van xin được giàu sang.
3. Kinh Nikaya được chuyển ra Việt ngữ như thế nào?
Kinh Nikaya, các tổ đại thừa cho là kinh tiểu thừa và họ ra lệnh tăng ni không được đọc kinh Nikaya. Tại sao họ cấm tăng ni đọc chớ? Tại vì nếu để tăng ni đọc thì trước sau gì cũng bị lộ tẩy là kinh sách đại thừa, kinh giả, ăn cắp, cóp nhặt từ kinh Nikaya, thì bể mặt sư tổ và đạo phái của họ!
Nhưng mà duyên kỳ lạ đưa đến cho thầy Minh Châu. Ngài qua Ấn Độ trình luận án tiến sĩ Phật giáo và Ngài chọn ngôn ngữ bình dân. Bởi vì Ngài chọn ngôn ngữ bình dân Pali, cho nên bắt buộc Ngài phải đọc kinh Nikaya để trau dồi ngôn ngữ học.
Bị bắt buộc thôi, chứ Ngài không dám đọc kinh Nikaya. Nếu đại thừa biết được Ngài đọc kinh Nikaya thì Ngài sẽ bị trách phạt và khai trừ.
Cho nên, Ngài phải lén đọc.
Không ngờ, khi đọc kinh Nikaya thì thầy Minh Châu mới khám phá ra rằng: “Đây mới đúng là lời Phật dạy!” Ngài quyết định dịch kinh Nikaya ra tiếng Việt.
Muốn dịch kinh Nikaya, Ngài phải lén lút đem về Việt Nam, bởi vì nếu có tu sĩ nào phát hiện, báo cáo cấp trên thì Ngài sẽ tiêu tùng. Ngài phải lén lút âm thầm dịch một mình và phải mất hơn 20 năm mới hoàn thành, khiến Ngài bị bệnh bại xuội, ngồi xe lăn.
Con nên biết rằng, thời đó Việt Nam có rất nhiều vị biết ngôn ngữ Pali. Nhưng thầy Minh Châu chả dám tin ai, bởi vì chỉ cần một tiết lộ nhỏ thì công trình to lớn phải bị tiêu tan tức thì.
Và như vậy thì tăng ni Phật tử Việt Nam không bao giờ có cơ hội biết được chánh pháp, biết được chính lời gốc Phật dạy! Và thầy Thông Lạc sẽ không chứng quả A-la-hán!
4. Tại sao đại thừa lại cho in và phát hành kinh Nikaya?
(1) Là vì uy tín của thượng tọa Thích Minh Châu đối với quý vị trong hội đồng lãnh đạo Phật giáo thời đó. Xét về học vấn, thầy Minh Châu là tiến sĩ. Thầy Minh Châu còn là Viện trưởng Viện đại học Vạn Hạnh – trung tâm đào tạo ra hàng ngàn tiến sĩ Phật giáo Việt Nam.
Ngoài ra, thầy Minh Châu có rất nhiều bạn bè Phật giáo khắp năm châu. Song song, Ngài am hiểu Phật pháp theo đại thừa, chả có ai so sánh được với Ngài. Nhờ uy tín quá lớn nên thầy Minh Châu vận động thành lập được ủy ban yểm trợ cho in và phát hành kinh Nikaya.
(2) Nhờ vào biến cố Phật giáo xảy ra: có cuộc tranh chấp giữa chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Mỹ và chính quyền Việt Nam đi đến quyết định trục xuất Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra khỏi Việt Nam, ra nước ngoài hoạt động.
Chính nhờ có sự lộn xộn này xảy ra, các nhà tu lo tranh giành chức vụ trong chính phủ lãnh đạo Phật giáo, cho nên họ không quan tâm đến chuyện kinh Nikaya.
(3) Vì không quan tâm đến kinh Nikaya, cho nên họ cùng quan điểm rằng: Cho dù kinh Nikaya có in ra, cũng để vào tủ chưng chơi mà thôi. Bởi vì chả ai đọc và hiểu được! Chính họ đọc, họ cũng chả hiểu nữa là! Cho nên họ đồng ý cho in và phát hành kinh Nikaya.
5. Chuyện gì đã xảy ra sau khi kinh Nikaya được cho in và phát hành?
Quả đúng như điều đại thừa nghĩ. Dù kinh Nikaya được chuyển ra Việt ngữ, cũng chả có người nào hiểu tường tận kinh Nikaya. Thầy Minh Châu hiểu là hiểu nghĩa của chữ, chứ Ngài chưa thể nào hiểu được nghĩa tu hành.
Bởi vì muốn hiểu theo nghĩa tu hành thì phải tu tập theo chánh pháp. Lúc đó, mọi hiện tượng xuất hiện trên thân tâm thì mới hiểu chính xác nghĩa tu hành mà thôi.
DUYÊN KỲ NGỘ xảy đến!
Trong lúc kinh Nikaya được cho phát hành, thì thầy Thông Lạc vô tình đọc được. Ngài đọc đến bài kinh TỨ NIỆM XỨ, thì tâm Ngài rạo rực, khiến thầy Thông Lạc vui mừng, liền ôm TỨ NIỆM XỨ miên mật tu tập 6 tháng thì chứng quả ALAHÁN.
Nhờ chứng quả Alahán, nên Ngài mới thông hiểu và giải nghĩa đúng lời gốc Phật dạy. Nhờ đó, bộ kinh Nikaya trở nên có giá trị tuyệt vời và khiến cho đại thừa hoảng hốt! Họ lo sợ đại thừa tà giáo sẽ tiêu ma, hết còn lường gạt tăng ni, Phật tử để kiếm ăn nữa!
6. Thầy Thanh Thiện dẫn chứng, giải nghĩa: chữ và nghĩa tu hành khác nhau một trời một vực.
Ví dụ: Như lý tác ý, theo nghĩa chữ là lấy cái lý mà tác động vào ý. Nếu hiểu đúng y như vậy thì tu tập trật đường rầy. Nhưng hiểu theo tu hành thì: Ý thức phải biết dùng pháp như lý tác ý, làm dây cương huấn luyện tâm ngoan ngoãn theo lệnh của Ta.
Nhờ tu đúng chánh pháp và đạt thành, cho nên thầy Thanh Thiện giảng giải rõ ràng hơn, giúp người tầm thường cũng hiểu được chính xác.
Đó là: Dùng lời ngắn gọn, nhắc nhở tâm thường xuyên, tập cho tâm quen sống từ từ trong thiện pháp, đẩy lùi dần dần ác pháp ra khỏi tâm. Quá rõ ràng phải không nào? Có tu tập đúng chánh pháp, có chứng quả mới hiểu được nghĩa hành của pháp Phật mà thôi.
Nên ghi nhận rằng, thầy Minh Châu dịch xong bộ kinh Nikaya, Ngài đuối sức, già và mang bệnh, nên chưa có thì giờ tu tập và Ngài chưa hiểu được nghĩa pháp hành là vậy.
7. NƠI ĐÂY, tại vị trí này, thầy Thanh Thiện giúp tăng ni, Phật tử nhận biết được vị tỳ kheo giảng pháp có chứng quả không?
Bằng cách: Họ phải giảng nghĩa rõ ràng pháp hành Phật dạy. Bởi vì tỳ kheo đó đã tu chứng đạt thì bắt buộc phải giải nghĩa rõ ràng pháp hành. Nếu giải nghĩa pháp hành quanh co như lươn trườn thì điều này, vị ấy chưa chứng đạt.
Dễ hiểu thôi: Một sinh viên tốt nghiệp toán học mà không giảng cho học sinh biết giải phương trình là điều vô lý! Đúng vậy không?
Thầy Thông Lạc diễn giảng rõ ràng lời gốc Phật dạy mà hơn 2.500 năm qua chưa có nhà tu hành nào làm được.
Ngài diễn đạt pháp hành rõ ràng cho mọi người cùng hiểu. Trong 37 phẩm trợ đạo, chưa có nhà tu hành nào trên thế giới giải nghĩa được, thầy Thông Lạc giải nghĩa rõ ràng.
Trên toàn thế giới, chưa ai khám phá ra thâm độc độc hại đời tu sĩ của kinh sách đại thừa. Chỉ có mỗi thầy Thông Lạc. Điều này minh xác: Thầy Thông Lạc đã chứng đạo.
8. Nhà sư Nguyên Hải quá hỗn xược với thầy Thông Lạc.
Nhưng y được THƯ VIỆN HOA SEN bảo trợ, quảng bá trên mạng, khiến nhiều độc giả mê lầm, tin vào y. Vì vậy, thầy Thanh Thiện cần phá vỡ sự mê tín của bá tánh. Chứ thầy Thanh Thiện chả tranh chấp gì với kẻ hồ đồ, vô ích mà thôi.
Về tác phong, Nguyên Hải là nhà sư ăn nhậu tại nhà hàng, mà chính y tự viết ra, chứ thầy không xuyên tạc nhé: “Tôi ngồi ở nhà hàng và đọc được Đường Về Xứ Phật.” Với tác phong văn hóa này, y có đủ tư cách để phản biện lời thầy Thông Lạc dạy không nhỉ?
Tiếp đến, y cho rằng y đã nhập được tứ thiền, còn thầy Thông Lạc thì chưa. Vậy, nếu y nhập được tứ thiền, tại sao người ta hỏi pháp tu như thế nào để nhập được tứ thiền, thì y chạy trốn?
Trong khi đó, thầy Thông Lạc giảng giải rõ ràng, nhập vào từng thiền một cho tu sinh cùng học hỏi. Thầy Thanh Thiện dạy cho hành giả rõ ràng và thoải mái hơn để nhập thiền.
Đó là: Đừng có vội nghĩ đến thiền! Thiền định là giai đoạn cuối của đời tu sĩ. Hãy lo tu tập cho được, dùng như lý tác ý, tập từ từ với thời gian ngắn.
Khi tâm quen thuộc rồi, tăng dần dần thời gian lên cho đến khi 6 pháp cơ bản thuần thục, ta nhập dòng Thánh. Chọn pháp tu tập hợp với đặc tướng của mình, rồi miên mật tập pháp đó nhập tâm là xong rồi. Lúc bấy giờ, dùng như lý tác ý ra lệnh là nhập vào và đi ra từng thiền định dễ dàng, thoải mái, an khang.
Quá rõ ràng, thầy Thanh Thiện chả gạt ai để làm gì! Thầy chả bao giờ tiếp duyên với ai cả. Khi viết đủ rồi, thầy sẽ âm thầm ra đi mà thôi. Hãy đọc kỹ bài giảng của thầy Thanh Thiện, thầy diễn giảng rõ ràng, chi tiết pháp hành nhé!
9. Sau khi đại thừa cho in sách thầy Thông Lạc và kinh Nikaya ra rồi, bây giờ họ thấy hiểm họa đến với họ.
Một khi chánh pháp sáng ngời thì tà pháp phải tiêu ma. Vì vậy, họ lì lợm vi phạm quyền tự do tín ngưỡng đang được thi hành trên toàn thế giới.
Họ phải cắt xén để làm kinh sách thầy Thông Lạc mất ý nghĩa và ếm nhẹm, không cho kinh Nikaya xuất hiện nhiều đến bá tánh nữa! Để lần lần, chánh pháp tắt lịm ở thế gian này đó vậy!
Tà giáo đại thừa có thực hiện được gian kế hay không? Chính những tăng ni, Phật tử đã giác ngộ được chánh pháp trả lời vậy!
GHI CHÚ:
1. Khi thầy Thông Lạc rời khỏi trần gian, nhiều Phật tử xin in thêm, gọi là tái bản, thì đại thừa cắt xén kinh sách thầy Thông Lạc trong âm mưu làm cho kinh sách thầy Thông Lạc không còn ý nghĩa nữa.
2. Nhiều Phật tử ở MIỀN BẮC Việt Nam vừa phàn nàn rằng: Tại sao Việt Nam đã có kinh Nikaya bằng Việt ngữ, mà giáo hội Phật giáo chỉ cho phát hành kinh Nikaya bằng tiếng TÀU – Hán ngữ? Làm sao họ hiểu đây chứ?
3. Hiện nay, kinh Nikaya bằng Việt ngữ, đại thừa không cho in thêm nữa.
4. Quý Phật tử muốn có kinh Nikaya và kinh sách thầy Thông Lạc lưu truyền lại cho con cháu, thì vào nguyenthuychonnhu.net ngay bây giờ để copy. Nếu không, e rằng khi ban quản lý nguyenthuychonnhu.net ra đi, thì những vị kế nghiệp có thể bị đại thừa tấn công, thay đổi theo chỉ thị đại thừa, thì nguy hại đến với con cháu quý vị đó vậy!
Bằng chứng: Đại thừa đã khống chế TU VIỆN CHƠN NHƯ!