vi en

SONG TU: TU HUỆ, TU PHƯỚC

Trúc Bình hỏi đạo:

Con nghe nói phải tu phước trước, mới tu huệ sau được thành công, hoặc phước huệ song tu. Chứ nếu chỉ lo nhập thiền tu huệ mà không lo làm phước, thì mãi mãi không đạt được định.

Thầy dạy giùm cho con rõ điều này được không ạ?

Trả lời:

Thời Phật giảng pháp tu hành, Ngài cho biết: đời người là tạm bợ, là khổ đau, sinh – già – bệnh – chết. Ngài cho biết rằng: ta xuất thân từ nghiệp lực, ta vay mượn thân xác người để ta tu tập, ngõ hầu ta được trở về với nguyên thủy đời ta.

Nhưng vì ta lầm chấp, ta coi thân này là ta, là của ta, là bản ngã của ta, mà ta chăm lo cho thân xác và thỏa mãn tham dục cho thân xác. Mà ta quên mất là: ta mượn thân xác này là để tu hành.

Từ đó, vì ta sống trong tham dục, cho nên ta chịu khổ đau sinh – già – bệnh – chết vĩnh viễn, hết kiếp này rồi lại mãi mãi những kiếp tiếp theo!

Như vậy, đối với Phật Thích Ca, đối với Phật pháp, người nào đã giác ngộ thì đón nhận pháp Phật mà tu hành.

  • Không phân biệt người hiền, người ác
  • Không phân biệt nam hay nữ
  • Không phân biệt giàu hay nghèo
  • Không phân biệt học cao hay thấp
  • Không phân biệt già, trẻ.

Có nghĩa là: bất cứ người nào khi đã giác ngộ, đều bình đẳng như nhau trước Phật pháp.

Người đó lấy pháp Phật tinh tấn tu tập thì đạt được chứng quả, vượt thoát thân xác làm người, trở về nguyên thủy của đời ta.

Rõ ràng, thời Phật, những người tu hành chứng quả, họ chả làm phước ngày nào cả. Càng rõ ràng hơn nữa: tu theo Phật là phải giảm thiểu tham dục, dần dần đến triệt tiêu, thì chứng quả. Không có chuyện làm phước nhé!

Còn tu theo đại thừa là để thỏa mãn tham dục. Tu theo đại thừa là: từ một người nghèo xơ xác, tu riết thành có quyền, có tiền, du hí, hưởng lạc thú trần gian!

Vì vậy, đại thừa mới bày ra “tu phước”, tức là làm phước giúp người, dùng để quy tụ người. Nhờ quy tụ được người thì có quyền, có tiền, giàu sang phú quý theo sau. Là vậy đó!

Tu theo đại thừa là để hưởng phước hữu lậu, giàu sang, phú quý, phù du, để rồi mãi mãi chìm trong đau khổ sinh – già – bệnh – chết.

Vì vậy, đại thừa mới ngụy tạo ra phật giả Adiđà, rồi Di Lặc, và hàng ngàn “phật” nữa để lường gạt, ru ngủ bá tánh mãi mãi chìm đắm trong tham dục. Còn tu theo Phật Thích Ca thì hưởng phước vô lậu, hết khổ đau.

Đời và đạo là hai đường trái ngược nhau. Nếu con ham đời thì tu theo tà đạo đại thừa, hưởng phước lạc thú trần gian, làm kiếp dòi quanh quẩn bên đống phân hôi thối vô lượng kiếp!

Còn muốn vượt thoát khổ đau thì tu theo chánh pháp. Phải từ bỏ hẳn lạc thú trần gian, giảm thiểu dần dần tham dục đến triệt tiêu, thì chứng đạo.

GHI CHÚ:

Khi ta quyết định tu theo chánh pháp thì phải từ bỏ đại thừa. Có nghĩa là: tất cả những gì đại thừa truyền dạy – kinh sách, pháp tụng kinh gõ mõ, nhang khói, Adiđà, Di Lặc, Quan Âm Bồ Tát, ma quỷ, thần quyền… , đều bỏ sạch.

Gọi là: bỏ sạch ái kiết sử, rồi hãy lên thuyền ĐẠO mà tiến về MINH.

Mê đắm đại thừa chính là ái kiết sử, tức là VÔ MINH đó vậy!

  Tổng khách đã truy cập
3146

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage