vi en

PHẬT PHÁP KHÔNG CAO SIÊU, PHÁP PHẬT THỰC HÀNH ĐƠN GIẢN TRÊN THÂN

Nguyễn Thế Anh hỏi đạo:

Kính thưa thầy Thanh Thiện,
Theo lý thuyết, Phật giáo có cao siêu không?
Kính mong thầy giảng giải cho chúng con thông hiểu ạ!

Trả lời:

Đây là sự hiểu lầm của các tổ sư đại thừa đối với chánh Phật pháp. Các con có biết tại sao không?

1. Lý thuyết Phật rất đơn giản và thực tế.

Con người sinh ra từ THAM DỤC, được nuôi nấng trưởng thành bằng THAM DỤC và trôi lăn theo dòng thác THAM DỤC, cho nên khổ đau triền miên là do THAM DỤC.

Muốn bớt khổ đau thì phải hạn chế THAM DỤC. Rõ ràng quá! Đơn giản và dễ hiểu, phải không?

Tham dục danh, tài, sắc, ăn, ngủ, nó dính liền với thân người, ta không thể nào diệt nó, ta chỉ giảm đến mức tối thiểu mà thôi! Ta chỉ cần giảm thiểu được THAM DỤC là ta bớt khổ đau.

THAM DỤC là do BAO TỬ khiến ta phải làm nô lệ cho THAM DỤC. Vì vậy, ta cần phải làm chủ BAO TỬ. Muốn làm chủ BAO TỬ thì ta phải tập ăn mỗi ngày một bữa. Khi ta làm chủ được bao tử thì ta bớt khổ đau rồi.

Tu hành theo đúng chánh Phật pháp, đơn giản chỉ có vậy thôi. Có nghĩa là ta thắng được THAM DỤC của chính bản thân ta, thì ta đã thoát được khổ đau. Ta thắng không được bao tử ta, thì ta đành phải sống trong đau khổ.

Đã mang ác nghiệp vào thân, thì đừng trách lẫn trời gần trời xa!

2. Nhưng, tại sao đại thừa lại truyền bá rằng Phật pháp cao siêu? Phật pháp vô biên chứ?

Tại vì đại thừa không tu hành theo pháp Phật, mà họ chỉ dùng lý thuyết rồi tưởng giải lung tung. Mỗi tổ sư tưởng giải một cách nhằm chinh phục tín hữu.

Càng tưởng giải thì lý thuyết càng xa xôi, mịt mù, cao siêu vời vợi. Giống hệt mù vẽ voi. Mỗi tổ vẽ riết, vẽ thành bầy voi. Bầy voi di động lao xao, lộn xộn, khiến tăng ni Phật tử ham vui, mê ghiền hướng theo mơ mơ tưởng tưởng vu vơ, chứ ích gì?

Tại vì lý thuyết cao siêu, uyên thâm, trừu tượng khiến Phật tử bị lạc vào rừng u mê huyền bí mịt mù. Thành ra ai ai cũng lầm tưởng rằng tu hành theo Phật giáo là khó khăn, phải là những nhà uyên thâm Phật pháp mới tu được.

Chính vì do TƯỞNG GIẢI, cho nên Phật tử tưởng rằng tu hành vô cùng vất vả, khó khăn.

Cũng chính vì do TƯỞNG GIẢI, mà Phật tử bị hiểu lầm rằng phải là người có CĂN CƠ, những nhà tu hành tụng kinh giọng trầm, giọng bổng, hòa nhịp với tiếng chuông, tiếng mõ, lăn hạt tràng và bao phủ khói nhang mịt mù, hương thơm thoang thoảng khiến khung cảnh trở nên thần thánh, huyền bí, mị mờ đang bay lượn trong không trung!

Việc tụng kinh, gõ mõ, niệm Phật, nếu quý Phật tử bình tĩnh quan sát và suy tư, có phải trẻ con 5 tuổi tu hành được rồi, chứ đâu cần phải là nhà sư uyên thâm Phật pháp, phải không nào? Đâu cần phải là nhà đạo đức làm gì chớ!

3) Thực ra, tu hành theo Phật pháp rất đơn giản.

Là hằng ngày ta tu tập, dùng pháp như lý tác ý nhắc nhở tâm giảm thiểu tham dục.

Việc làm của nhà tu hành lặp đi lặp lại chỉ bấy nhiêu: LY DỤC, LY ÁC PHÁP, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP, không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh qua thân – miệng – ý.

Y chang bò ăn cỏ. Ngày nào cũng như ngày nấy. Lý thuyết thì ngắn gọn, thực tế, giảng đi giảng lại chỉ bấy nhiêu thôi.

Dễ dàng vậy, mà không mấy người làm được, là tại vì dòng thác THAM DỤC quá mạnh, lôi cuốn ta đam mê chạy theo mà thôi.

Vì vậy, quý tăng ni Phật tử hãy CAN ĐẢM NHÌN NHẬN SỰ THẬT, và hãy ANH DŨNG làm cho được việc mình nên làm.

Nếu muốn tu hành, thì hãy thao dợt 6 pháp căn bản mà thầy Thanh Thiện hướng dẫn. Vừa tập vừa chơi, như tập thể dục. Khi 6 pháp quen thuộc và thiện xảo, lúc bấy giờ nhập dòng thánh tu hành, ắt phải thành công.

Hiện nay, mọi người đều muốn tu hành, nhưng ai ai cũng THIẾU NGUỒN ĐỘNG LỰC. Bởi vì thiếu động lực thúc đẩy, cho nên khiến ta ngập ngừng, e ngại.

Vì vậy, chúng ta hãy đồng lòng mời gọi mọi người cùng tu tập 6 pháp căn bản, như tập thể dục hằng ngày.

Nhiều người cùng tu tập tạo nên LỰC HỖ TƯƠNG. Lực hỗ tương chính là nguồn động lực thúc đẩy ta tu hành để giải thoát đời ta bớt khổ đau, buồn nản đó vậy.

  Tổng khách đã truy cập
2638

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage