vi en

NHỮNG NGỤY KINH!

Sau bài pháp “Kết tập kinh điển Tích Lan là sai lầm!”, Thầy Thanh Thiện trả lời cho La Lương. La Lương viết tiếp:

La Lương:

A Di Đà Phật! Bạch thầy, xin cám ơn thầy đã từ bi dành thời gian giải thích cho học trò. Tuy nhiên, những lời học trò nói trong những câu comment đều hoàn toàn là xác thực.

Chính Thế Tôn đã dạy:

“Này các Kàlàmà! Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì nghe truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói đồn, chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, chớ có tin vì đúng theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền, chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình, v.v…

Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự mình biết rõ như sau: ‘Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận sẽ đưa đến bất hạnh, khổ đau.’ Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng, không nên tin theo.”

— Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD.1, TG.2011, tr.96-107.

Vì thế, học trò đã suy ngẫm trước khi trả lời bài viết của thầy. Bạch thầy, pháp tu của Kinh Tạng Pali là hoàn toàn xác thực. Tương tự, pháp tu của Tịnh Độ cũng hoàn toàn xác thực.

Vì sao thế? Thế Tôn đã dạy:

“Này Subhadda, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát Chánh Đạo, thì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).

Này Subhadda, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát Chánh Đạo, thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).

Này Subhadda, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát Chánh Đạo, nên giáo pháp đó đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán). Các hệ giáo pháp khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát.

Này Subhadda, khi nào các vị sa môn tu tập và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn, thì thế giới này sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A la hán giải thoát.”

— Kinh Đại Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214.

Vì thế, nếu như thầy đã có ý xiển dương Kinh điển Pali và có ý rằng kinh điển Bắc truyền là ngụy kinh — là không đúng lời Thế Tôn dạy bảo — thì cúi xin thầy chỉ rõ, điểm nào trong kinh điển Bắc truyền, đặc biệt là Tịnh Độ Ngũ Kinh, không hàm chứa Bát Chánh Đạo ạ.

Trả lời:

1) Con muốn hiểu rõ lời thầy giảng, thì trước nhất con hãy nắm vững cơ bản Chánh Phật Pháp.

Nếu con không hiểu được cơ bản, thì con không thể nào hiểu được lời của thánh nhân. Vì không hiểu được lời của thánh nhân, con tưởng rằng con giỏi hơn, thành con phải phạm thượng!

Ví dụ: Ngoài đời, một người u mê, đam mê trụy lạc. Có người thấy vậy, thương người ấy mà rằng: “Bạn ăn chơi sa đọa như vậy! Có lợi gì cho đời bạn không?”

Nếu người ấy tỉnh ngộ thì cảm ơn người cảnh tỉnh cho mình và hỏi lại rằng: “Thưa ông, tôi biết tôi sai rồi. Kính xin ông dẫn đường chỉ lối cho tôi thoát ra!”

Còn như người ấy vẫn còn mê sướng phù du, thì người ấy chửi lại rằng: “Ông mới là người ngu! Ta ăn chơi sướng thấy mẹ! Ông không được sướng như ta, thành ganh với ta hả? Đồ ngu!”

Đại khái cho quý vị mau hiểu hơn: người ăn chay và người ăn mạng động vật, tùy quý vị. Quý vị chọn bên nào đáng quý hơn, thì tự có câu trả lời nhé!

2) Căn bản của Phật pháp là gì:

a) Tại sao ta đi tu? Tại vì, qua Tứ diệu đế, ta biết đời ta là khổ: sinh, già, bệnh, chết.

b) Tại sao ta khổ? Phật dạy rằng: ta khổ vì THAM DỤC.

c) Muốn hết khổ thì ta phải làm sao? Thì ta phải giảm thiểu tham dục đến mức tối thiểu. Ta giảm được bao nhiêu tham dục, thì đời ta bớt khổ nhiều bấy nhiêu.

d) Muốn giảm thiểu THAM DỤC thì làm sao? Thì ta lấy pháp Phật mà tu tập.

e) Làm sao giảm thiểu được tham dục? Tham dục tịnh tiến, từ từ xâm nhập, bao vây chặt chẽ tâm ta từ khi ta mới lọt lòng cho đến tuổi hiểu biết Tứ diệu đế. Vì vậy, Ta phải dùng pháp như lý tác ý, từ từ đuổi tham dục ra khỏi tâm… Khi tu tập, mục tiêu ta phải nhắm đến là gì? Đó là làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

3) Từ căn bản chánh Phật pháp, con đọc, con hiểu các kinh đại thừa để làm gì?

Con đọc, con hiểu hết kinh, con có làm chủ được sinh, già, bệnh, chết của đời con không? Chắc chắn là không rồi!

Càng đọc kinh, con càng suy tôn tài nghệ hiểu biết Phật pháp. Con càng khoe tài trước đại chúng. Con hãnh diện được bá tánh vỗ tay ca ngợi tài ba của con, giống như một nghệ sĩ tài tình, thành công diễn xuất đầy nghệ thuật tuyệt vời, như một cầu thủ xuất sắc, thoát đi trong đường tơ kẽ tóc, tung lưới đối phương, đem chiến thắng vang danh thiên hạ!

Con càng biểu dương tham dục được vươn cao, thì vĩnh viễn con tiến về VÔ MINH. Tu hành là giảm thiểu tham dục, bây giờ con học hỏi để gia tăng tham dục, vậy có lợi gì cho đời tu hành của con?

Đọc đến đây, con có nhận ra rằng KINH SÁCH ĐẠI THỪA sai chưa? Kinh sách đại thừa quá độc ác!

Chúng dùng những ngôn ngữ hấp dẫn, mê ly, rùng rợn, lâm ly, ngột ngạt, trìu mến… khiến thỏa mãn THAM DỤC TRÍ TUỆ cho con.

Chúng dẫn dắt con đi tu từ hai bàn tay trắng, cuối cùng, con có quyền, có tiền, con hưởng phước lạc thú phù du trần gian, và con vẫn phải chịu SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT!

Khi biết sai rồi, nhưng con đã quen nghiện cuồng say trong sung sướng, hãnh diện vì đọc nhiều lời Phật mà chả hiểu gì! Hết đường tháo lui.

Trong khi đó, có người gặp thầy Thông Lạc, không cần biết ông ta là ai, là người nào. Nhưng ông ta dạy cho ta phương pháp thoát ra cảnh phù du, và tiến đến làm chủ sinh, già, bệnh, chết, đem lại hạnh phúc cho đời ta.

Có kẻ vì mê kinh hấp dẫn đại thừa, rồi họ lên tiếng sủa trách thầy Thông Lạc. Con nghĩ sao?

4) Tại sao thầy Thanh Thiện dám cả quyết rằng kinh Bắc Truyền là ngụy kinh?

Bởi vì, nhà vua Vattagamini, nước Sri Lanka (Tích Lan), là người hâm mộ Phật giáo. Ông ta tụ tập hàng Tăng viết kinh, quảng bá Phật giáo đến toàn thần dân ông ta. Đây là điều đáng quý với nhân loại.

Nhờ đó mà nhân loại biết được Phật pháp. Biết được Phật pháp là một chuyện, diễn đạt đúng CHÁNH PHẬT PHÁP mới là điều quan trọng.

Bộ kinh do quý vị hòa thượng tu chưa chứng, còn đầy ắp THAM DỤC, làm sao lập kinh cho đúng CHÁNH PHÁP!

Giống y các sư tổ đại thừa, lập kinh là để làm LINH HỒN cho đạo phái, chinh phục bá tánh tin tưởng tham gia vào đạo giáo, chứ không phải họ lập kinh để giúp cho hành giả tu hành chứng đạo! Đồng nghĩa là THỎA MÃN THAM DỤC TRÍ TUỆ, vô minh. SAI TỪ TRONG TRỨNG!

5) Phật có dạy cho Subhadda rằng:

Khi nào các vị Samôn tu tập và truyền giảng chánh pháp một cách đúng đắn, thì thế giới này sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A-la-hán giải thoát.

Phật dạy rõ ràng như vậy. Nhưng sau khi bộ kinh BẮC TRUYỀN ra đời, thì nhân dân Tích Lan chìm sâu vào u mê, mê tín dị đoan, cầu nguyện van xin Phật A Di Đà vu vơ!

Là bởi vì kinh này được những người còn đầy ắp tham dục tạo thành, do tham dục chép lại, thì người tu hành phải bị ảnh hưởng, chạy theo tham dục mà thôi!

Các nhà sư đã biết Phật không có kinh. Vậy tạo kinh ra để làm gì?

Để dương danh Phật giáo trong cộng đồng thế giới và làm băng hoại chánh Phật pháp, cũng chỉ vì để thỏa mãn tham dục trí tuệ cho họ mà thôi!

6) Đúng với lời Đức Phật dạy cho Subhadda:

Khi nào các vị Samôn tu tập và truyền giảng chánh pháp một cách đúng đắn, thì thế giới này sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A-la-hán giải thoát.

Đúng như vậy! Quả đúng như vậy!

Thầy Thông Lạc là nhà tu hành đúng đắn: ở độc cư, ăn mỗi ngày một bữa, tiền không dính túi, ngủ mỗi ngày 4 tiếng, dành hết thì giờ lấy pháp Phật tu tập đến thành đạt, và Ngài đã đem sự ĐÚNG ĐẮN này truyền giảng cho tu sinh y chang như vậy!

Rồi thì sẽ có A-la-hán giải thoát xuất hiện đến thế gian.

7) Và đệ tử của A-la-hán Thích Thông Lạc cũng theo gương sư phụ, truyền giảng cho tăng ni, Phật tử:

Hãy dùng pháp như lý tác ý, tu tập 6 pháp căn bản cho thuần thục.

Thời gian này, các pháp Phật quá mới lạ và phải khởi đầu tập với thời gian ngắn cho tâm quen thuộc. Khi tâm quen thuộc rồi, tăng dần thời gian lên, chiếm trọn thời gian của hành giả.

Thời gian này rất lâu, có thể từ 3 năm đến hơn 10 năm, tùy theo tinh thần tu tập của hành giả.

Khi 6 pháp căn bản thuần thục rồi, chọn một pháp thích hợp với mình, tinh tấn tu tập. Khi nào pháp đó nhập tâm là chứng quả.

Thời gian từ 2 tháng đến một năm. Nếu quá một năm mà chưa nhập được tứ thánh định, thì hãy xuất thất, tư duy lại. Tiếp tục tu cũng vô ích mà thôi!

8) Tại sao biết Phật không có kinh, còn ngụy tạo kinh để làm gì?

Trong khi tại Tích Lan có bộ kinh Nikaya do hơn 500 vị Alahán kết tập thành, không in ấn thêm và phổ biến chứ?

Quá dễ hiểu thôi! Tại vì quý vị còn đầy ắp tham dục, cho nên đọc kinh Nikaya làm sao hiểu chứ? Bởi vì không hiểu, cho nên biến thể thành kinh mang đầy tham dục như các hòa thượng mà thôi!

Đại thừa rất sợ kinh Nikaya, vì kinh Nikaya lật tẩy âm mưu thâm độc của kinh đại thừa cho tăng ni và Phật tử biết được sự thật!

9) Thầy Thanh Thiện giảng rằng: Tại vì các con đọc kinh mà không hiểu gì về lời Phật dạy.

Bởi vì không hiểu chính lời Phật dạy, thì làm sao diễn đạt đúng ý Phật chứ? Chép nguyên văn lời Phật dạy mà hiểu sai, thì thầy Thông Lạc gọi là CHIM HỌC TIẾNG NGƯỜI!

Ví dụ 1)

Con ghi chép nguyên văn lời Phật dạy cho Kàlàmà, và con nghĩ rằng đừng có tin thầy Thông Lạc! Bởi vì con u mê tin vào kinh giả Phật.

Nếu con hiểu được Phật dạy cho Kàlàmà rằng: “Này con, khi con nghe thấy điều gì, con đừng vội bỏ và cũng chớ vội tin, nghe con!

Con hãy chánh kiến, nhìn rõ ràng đúng là sự thật, và con tư duy cho rõ ngọn ngành: điều đó là thiện pháp hay ác pháp? Nếu là thiện pháp, thì con hãy đón nhận, nghe con. Bởi vì thiện pháp luôn có lợi cho đời con.”

Vậy bây giờ, ta y theo lời Phật dạy, ta chánh kiến. Việc thầy Thông Lạc làm NHƯ THẾ NÀO? Ngài là người tu hành gìn giữ giới pháp, ở độc cư, ngày ăn một bữa, ngủ bốn tiếng, tiền không dính túi, tinh tấn tu tập.

Vậy thầy Thông Lạc có phải nhà tu ĐÚNG ĐẮN không? Có đúng như Phật dạy cho Subhadda không? Nhìn qua tác phong thầy Thông Lạc, ta biết rõ là CHÂN LÝ rồi.

Thầy Thông Lạc đang làm gì? Đang hướng dẫn cho tu sinh tu tập đúng đắn. Bây giờ ta hãy tư duy: Việc làm của thầy Thông Lạc có lợi gì? Hướng dẫn hành giả tu tập tiến đến làm chủ sinh già bệnh chết.

Quá rõ ràng! Chánh kiến, chánh tư duy đều cho ta biết rằng việc làm của thầy Thông Lạc là THIỆN PHÁP, là dẫn dắt hành giả tu tập thoát ra u mê, ghiền nghiện giàu sang phú quý phù du, tiến đến làm chủ sinh già bệnh chết.

Quả là THIỆN PHÁP! Đã là thiện pháp, tại sao ta không tu tập theo nhỉ?

Đọc lời Phật mà không làm đúng theo lời Phật dạy. Đọc chỉ biết “đừng có tin”! Rồi nhắm mắt lại, “đừng có tin”! Vậy ai ngu đây nhỉ?

Ví dụ 2)

Đọc Phật dạy cho Batưnặc mà không hiểu. Phật dạy rằng: “Hãy tiếp cận vị tăng đó từ 1 tháng đến 3 tháng. Nếu vị tăng đó không phạm bất cứ lỗi nào, thì đó là THÁNH TĂNG.”

Tại vì ngu si, không gặp thầy Thông Lạc để so sánh với tăng đại thừa đói ăn, khát uống, buồn thì ngủ, tiền bọc đầy túi, dung dăng dung dẻ du lịch khắp nơi.

Nhà tu như vậy đáng cho các con cúi đầu tôn thờ sao? Nếu đồng ý thì cứ tự nhiên!

Mỗi người có quyền quyết định đời sống riêng tư của mình. Nếu ai biết sai thì tự sửa. Chánh pháp không bao giờ dụ dỗ, không bao giờ nài ép, chả bao giờ bắt buộc ai theo chánh pháp cả nhé! Chánh pháp là sự thật.

GHI CHÚ:

1. Phật thuyết: “Pháp ta có 8 chánh đạo.” Như vậy, pháp nào không có 8 chánh đạo thì không phải là pháp Phật.

2. Tuy nhiên, trong kinh sách đại thừa có ghi 8 chánh đạo, nhưng mà giảng sai nghĩa 8 chánh đạo, thì rõ ràng kinh đó không phải là của Phật thuyết.

3. Tại sao vậy? Ở ngoài đời gọi là MƯỢN ĐẦU HEO BÁN THỊT CHÓ! Có nghĩa là chép 8 chánh đạo để lường gạt hành giả ngây thơ, tưởng đó là Phật thuyết.

4. Ví dụ: Trong 8 chánh đạo có CHÁNH NGHIỆP. Tăng ni đại thừa và các trường đại học Phật giáo giảng giải CHÁNH NGHIỆP là “nghề nghiệp”!

Rõ ràng họ giảng sai, thì kinh không phải là kinh Phật thuyết. Là tăng ni bỏ gia đình đi tu, thì còn có nghề nghiệp gì chứ? Họ chỉ ăn xin mỗi ngày một bữa trưa mà thôi!

5. Tội nghiệp cho học giả, tự xưng là ta “uyên thâm Phật pháp”! Vậy mà kinh viết sai, không hề hay biết! Như thế uyên thâm Phật pháp chỗ nào nhỉ, hỡi tăng ni đại thừa?

6. Rõ ràng người mù dắt đoàn người mù cùng xuống hố! Kinh sách u mê đại thừa dắt đoàn người cùng chìm mãi trong u mê tăm tối mịt mù vô lượng kiếp!

  Tổng khách đã truy cập
3482

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage