vi en

KẾT TẬP KINH ĐIỂN TÍCH LAN LÀ SAI LẦM!

La Lương:

Xin đính chính với thầy, đến lần kết tập lần thứ IV – 20 trước CN, 500 năm sau ngày Phật nhập Đại Niết Bàn, vua Vattagamani của Tích Lan (Sri Lanka) triệu tập Đại Hội Tăng Già IV tại Aluhivihara – gần thành phố Kandy ngày nay, kết tập lại các phần Kinh, Luật và đúc kết phần Thắng Pháp Tạng.

Để gìn giữ các bài giảng của Đức Phật, dù đã kết tập nhưng chỉ truyền khẩu trong 500 năm qua, ba tạng kinh điển được cho viết lại trên một loại giấy bằng lá bối-đa khô.

Từ đó, Tam Tạng Pali được hình thành và không còn thay đổi nào khác.

Bạch thầy, kính hỏi là: Cựu Hoàng Trần Nhân Tông tu pháp môn nào ạ? Nikaya chăng?

Trả lời:

La Lương thương thân,

La Lương quả là nhà học giả kỳ tài truy tầm lý thuyết suông! Đối với La Lương, hễ là kinh điển thì đều là có giá trị đáng học hỏi.

Tác phong văn hóa của La Lương khiến thầy thương hại! La Lương đem đời mình đeo đuổi để thu thập tinh hoa theo lối học đường ở thế gian.

Đứng về học lịch sử, thì La Lương quả là cao nhân nghiên cứu kinh điển! Nhưng thầy hỏi La Lương nhé: hãy giữ bình tĩnh, thương kính trả lời, trao đổi học hỏi tiến bộ nhé!

  • Việc làm của La Lương có lợi cho việc tu hành?
  • Việc làm của La Lương có tiến đến làm chủ sinh, già, bệnh, chết và vượt thoát, không còn tái sinh làm người khổ đau chăng?

Phật dạy cho ta là tu hành đi vào trọng tâm của vấn đề làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

Còn không tu hành theo trọng tâm của vấn đề, thì là học đạo chỉ để phô trương kiến thức bao la, mang theo tham dục đầy người. Phật gọi là vô minh đấy ạ!

Thầy dẫn chứng rõ ràng nhé: Vua Sri Lanka, Vattagamini vì hâm mộ Phật giáo, mở đại hội tăng già kết tập lại kinh điển.

Việc làm này, đối với Phật tử thì vỗ tay hoan hô nhiệt liệt! Bởi vì nó thỏa mãn được lòng tự tôn, tham dục của người thế gian thương kính Phật.

Nhưng đối với người tu hành đúng theo chánh pháp, thì là hoang phí, tạo nên kiến thức để rồi tu lạc vào tà pháp, hưởng phước trần gian!

Bởi vì kiến thức phát triển thì tri kiến giải thoát không bao giờ xuất hiện. Nếu tri kiến giải thoát không xuất hiện, thì việc tu hành uổng công, uổng sức.

Cuối cùng đành dương danh thiên hạ để kiếm ăn, giàu sang phú quý ảo tưởng mà thôi! Lúc bấy giờ, không còn là nhà tu hành nữa, mà là NHÀ CẦU NGUYỆN VAN XIN VU VƠ!

Càng rõ ràng hơn nữa, việc lập kinh điển của những người tu chưa chứng, họ còn đầy ắp THAM DỤC. Cho nên, kinh điển của những người này thiết lập chỉ để thỏa mãn tham dục của con người, nâng cao kiến thức, chìm sâu vào vô minh, tức là lạc vào tà đạo mà họ nào hay, nào biết!

Như vậy, mỗi vị tu hành chưa chứng quả lập ra một kinh điển, để tạo thành rừng cây vô minh, nhốt hàng tăng ni, Phật tử chìm vào u mê, mê tín dị đoan, hết kiếp này đến kiếp khác.

Có lợi gì cho sự tiến bộ của loài người nhỉ? Hãy chánh kiến rõ ràng, hãy tư duy cho rõ ngọn ngành thì sẽ tự trả lời!

Thầy Thanh Thiện có diễn giảng rõ ràng rằng: Tiến sĩ Phật giáo là người trau dồi kiến thức Phật pháp bao la. Kiến thức càng cao thì không thể nào tu hành chứng quả như Phật dạy được.

Quá rõ ràng, tham dục càng nhiều, càng quen thuộc đam mê, thì làm sao ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp để đạt được chân lý đây chứ?

Tu đúng chánh pháp, là ta phải tự chiến đấu và chiến thắng tham dục của chính bản thân ta. Vượt qua được ảnh hưởng của: tham dục, tưởng dục, ái kiết sử, phạm giới.

Thoát ra ảnh hưởng trên được rồi thì ta mới thong dong tu tập chứng quả. Đúng y chang Phật dạy.

Do từ tu tập đúng chánh pháp và chứng đạt, mà thầy Thanh Thiện đã khám phá ra rằng: Tại sao những nhà tu hành trên toàn thế giới, tuy họ có kinh Nikaya trong tay mà họ cùng tu lạc vào tà đạo hết vậy chứ?

Chưa có người nào tu chứng sau A Nan Đà? Là tại vì họ dùng tham dục để tu.

Nói rõ hơn, là họ chưa thoát ra ảnh hưởng của tham dục, tưởng dục, ái kiết sử, phạm giới.

Là bởi vì họ dùng tham dục để tu, cho nên họ chìm sâu vào tham dục, đồng nghĩa là chìm vào tà đạo, mà họ không hay biết gì cả.

Cho đến khi họ hưởng giàu sang và bị rơi vào cảnh sinh, già, bệnh, chết, lúc đó họ biết sai, nhưng đã quá muộn mất rồi! Họ không còn nghị lực để trở lại từ đầu.

Và vì tự ái, họ không dám nói lên sự thật cho bá tánh cùng biết, để thức tỉnh người sau không lầm bước!

Đây là hèn hạ của tăng ni đại thừa, không dám nói lên sự thật để cứu tăng ni, Phật tử đời sau!

Bằng chứng:

1) Ananđà là thị giả của Phật.

Ngài theo Phật, nghe Phật giảng dạy pháp tu cho từng tỳ kheo, có nghĩa là mỗi tỳ kheo một pháp tu khác nhau. Song song, Phật còn cho phép ông giảng pháp thay Phật.

Ananđà, trước khi nhận làm thị giả cho Phật, ông đặt điều kiện là ông không nhờ vào Phật bất cứ điều gì! Vì vậy, Phật không ban cho ông pháp tu hành.

Sau khi Phật ra đi, nhưng ông tu hơn 10 năm vẫn không tới đâu, mặc dù ông gìn giữ giới rất nghiêm ngặt. Ông không thể nào tìm ra được nguyên nhân thất bại của ông.

Duyên tuyệt vời xảy đến: quý vị Alahán quy tụ kết tập kinh Nikaya. Lúc bấy giờ, tuy Ananđà nhớ hết những lời Phật dạy cho hàng tỳ kheo, nhưng Ananđà chưa chứng quả, đành phải bị mời rời khỏi hang động.

Nhờ sự quy tụ của tỳ kheo mà Ananđà sực nhớ ra rằng:

a) Phật dạy cho tỳ kheo mỗi người một pháp. Nhờ chỉ tu một pháp cho nên dễ nhập tâm, còn mình tu quá nhiều pháp thì làm sao nhập tâm đây nhỉ?

b) Tu đúng pháp Phật thì phải ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp. Ta mang đầy ắp tham dục kiến thức Phật giáo bao la, rõ ràng là ta chưa ly dục, ly ác pháp sạch. Như vậy làm sao tu chứng?

Cuối cùng, Ananđà chọn một pháp duy nhất, đó là NHỨT DẠ HIỀN. Quá khứ không, tương lai không, thì hiện tại phải là không. Có nghĩa là: suốt một đêm một ngày, ông dùng pháp như lý tác ý, tẩy sạch kiến thức, thì tri kiến giải thoát lấp vào, là ông chứng đạo.

2) Thầy Thông Lạc, tuy tu theo Đại Thừa, nhưng người đã sớm ý thức: tu theo Đại Thừa là sai.

Cho nên, Ngài cảnh giác và âm thầm gìn giữ miên mật GIỚI PHÁP. Ngài luôn tác ý: Tâm trắng bạch như vỏ ốc. Ngài quyết giữ tâm Ngài không ô nhiễm bụi trần ai.

Mãi cho đến khi duyên đến, Ngài đọc được TỨ NIỆM XỨ trong kinh Nikaya. TỨ NIỆM XỨ thích hợp với đặc tướng của Ngài, Ngài liền bế quan, miên mật tu tập 6 tháng thì chứng quả. Nếu Ngài không đã từng gìn giữ được giới pháp thì đừng mơ chứng quả nhé! Bởi vì nhờ gìn giữ được giới pháp, Ngài đã thoát ra được tham dục.

3) Nơi đây, độc giả sẽ thắc mắc rằng:

Theo Thầy Thông Lạc thuyết giảng, tu sĩ gìn giữ giới pháp nhập tâm, tiến đến giới pháp và tu sĩ là một khối duy nhất thì chứng quả! Tại sao Ananđà gìn giữ giới miên mật mà tu khó chứng quả vậy?

Tại vì Ananđà phạm 2 lỗi:

  • Một là: chạy theo tham dục kiến thức.
  • Hai là: chỉ tu một pháp mới nhập tâm, còn Ananđà tu nhiều pháp thì làm sao nhập tâm đây?

Nếu vậy, tại sao Thầy Thanh Thiện dạy cho hành giả dùng pháp như lý tác ý tu tập 6 pháp căn bản chứ?

Lại lầm nữa rồi! Thầy Thanh Thiện bảo: tu tập làm quen như lý tác ý và 6 pháp căn bản kia mà! Sau khi 6 pháp thuần thục, thì bấy giờ mới vào kinh Nikaya, hoặc kinh sách Thầy Thông Lạc, hoặc 8 Chánh Đạo, 12 Nhân Duyên, 37 Phẩm Trợ Đạo, mà chọn một pháp rồi miên mật tu tập cho đến pháp đó nhập tâm là chứng quả nhé!

Việc chọn pháp đừng có lo! Một khi không còn bị ảnh hưởng bởi THAM DỤC, TƯỞNG DỤC, ÁI KIẾT SỬ, PHẠM GIỚI, thì ta sáng suốt và chọn pháp dễ dàng mà thôi.

Khi Thầy chọn pháp, đến pháp đó thì tự nhiên, tâm rộn ràng lên đòi cho được. Có nghĩa pháp đó là đúng duyên của tâm rồi!

Tóm lại: Kinh sách do những vị tu chưa chứng thì nên bỏ qua, lờ nó đi. Riêng kinh Nikaya và kinh sách Thầy Thông Lạc nên giữ lại, để đến khi tu tập 6 pháp căn bản thuần thục rồi. Tức là có căn bản tu hành, tức là ta đã rời được ảnh hưởng của THAM DỤC, TƯỞNG DỤC, ÁI KIẾT SỬ, PHẠM GIỚI.

Bấy giờ, ta mới đọc đến kinh Nikaya hay kinh sách Thầy Thông Lạc, chọn một pháp nào thích hợp với ta, rồi ta miên mật tu tập đến nhập tâm thì chứng quả.

Ai kia ơi! Khi còn tham dục mà đọc kinh Nikaya thì sẽ bị hiểu qua tưởng thức, hại đời tu tập nhé! Bởi vì khiến cho ta rơi vào suy tư không cần thiết, và không bỏ được!

4) Câu hỏi về Cựu Hoàng Trần Nhân Tông, xin mời vào Đường Về Xứ Phật.

Thầy tôi, Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc, đã giải thích rõ ràng nhé.
Kính.

  Tổng khách đã truy cập
3465

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage