Trước hết, ta cần hiểu: Nhân quả là gì?
Nhân quả có được là do hành động của con người phát xuất từ ba nơi: THÂN, MIỆNG, Ý.
- Do từ Ý: ý nghĩ thiện, ác.
- Do từ MIỆNG: lời nói, ăn, uống.
- Do từ THÂN: những hành động đánh, đá, làm tình, ngủ, đi, đứng, nằm, ngồi…
Những hành động phát xuất từ nơi THÂN, MIỆNG, Ý là nhân gây ra, và đã có nhân rồi thì ắt phải có quả. Gieo nhân nào thì hưởng quả đó, không sai chạy.
Tiếp đến, ta cần hiểu: Nghiệp lực là gì?
Nhân quả mà ta đã tạo ra, khi ta chết đi, tổng hợp nhân quả này sẽ tạo ra nghiệp lực thiện hay ác, trôi lăn, luẩn quẩn trong vũ trụ, chờ duyên tái sanh.
Ta chết đi, thân xác từ nước, không khí, đất, lửa thì trả lại cho nước, không khí, đất, lửa. Chỉ có thần thức là nghiệp lực còn tồn tại mà thôi. Trong nghiệp lực này bao gồm 33 tầng số tưởng, những gì kiến thức ta ghi nhận được. Ví như kiếp này ta đã học gì rồi, thì kiếp kế, ta học lại sẽ mau lẹ hơn, vừa đọc qua là ta đã hiểu thông suốt.
Alahán Thích Thông Lạc có dạy rằng:
“Những người thông minh sẵn có là do kiếp trước họ đã tôi luyện.”
Thầy Thông Lạc dạy rất rõ ràng, nên đọc sách và nghe thầy Thông Lạc giảng để thấu suốt.
Thời Phật, loài người thất học nên Phật giảng, ít người hiểu được. Cho nên, đa số vẫn không tin Phật là Thánh Nhân.
Thời nay, con người dù có học vấn nhiều hơn, nhưng bản tính u mê, mê tín dị đoan còn dính mắc quá nặng. Cho nên, Alahán diễn giảng họ không hiểu, thành ra họ vẫn không tin thầy Thông Lạc là Thánh Nhân.
Đây là chuyện thế nhân thường tình. Con người đã u mê thì chỉ tin vào thần thánh tào lao mà thôi! Đó là lý do tại sao con người vốn ghét nói láo, nhưng lại thích nghe nói láo!
Duyên nhân quả là gì?
Duyên ở đây chính là 12 nhân duyên. Có hành giả hỏi Phật rằng:
- Thưa tôn giả Gotama, ta làm cho ta khổ phải không?
- Không phải vậy.
- Vậy do người khác làm cho ta khổ phải không?
- Không phải vậy.
- Như vậy, do chúng ta làm cho ta khổ phải không?
- Không phải vậy.
- Vậy thì, ai làm cho ta khổ, thưa tôn giả Gotama?
- Là 12 nhân duyên. Duyên này có thì duyên kia có. Duyên này diệt thì các duyên kia đều diệt.
Phải hiểu cho rõ, “diệt” ở đây là bay biến, chứ không phải giết chết. Bởi vì nó bay biến, nên nó vẫn còn tồn tại trong vũ trụ. Có duyên thì nó lại tụ về.
Ví như tham, sân, si, mạn, nghi, khi ta tu hành chứng quả thì chúng bay biến luôn. Nhưng nếu ta tu hành chưa xong, thì tham, sân, si, mạn, nghi lại tụ về, dính mãi trên thân tâm ta khi ta tái sanh, và phát triển cho đến khi ta chết thì chúng lại biến.
Như vậy, duyên nhân quả thành hình được không chỉ do nhân quả phát xuất từ THÂN, MIỆNG, Ý, mà còn phải phối hợp với duyên nữa.
Duyên thiện hay duyên ác này có được là do quá khứ ta đã tạo nghiệp lực thiện hay nghiệp lực ác. Duyên quá khứ phối hợp với nhân quả ta tạo và lập thành duyên nhân quả.
Ví dụ 1:
Bây giờ, ta tạo ra nhân quả xấu, nhưng nhờ duyên thiện ta có được, vì vậy, trước mắt ta thoát nạn.
Nên nhớ rằng, đừng hiểu lầm là nhờ ta van vái cầu xin trời, Phật, thần linh bá láp mà thoát nạn nhé. Không có chuyện đó đâu! Đó là ta tự dối gạt ta mà thôi.
Ví dụ 2:
Bây giờ, ta tạo ra nhân quả xấu, nhưng ta gặp duyên ác, trước mắt ta phải sập bẫy, chịu hình phạt.
Nên nhớ, dù ta có cầu lạy, van xin trời, Phật, thần linh bá láp gì, ta cũng phải nhận lãnh hậu quả do mình gây ra.
Nếu có cơ may và ta có khả năng, ta đút lót được thì ta thoát nạn.
Như vậy, chỉ có người cứu người vì quyền lợi mà sinh ra đó thôi. Nếu ta không có khả năng đút lót thì ta gánh chịu đau khổ nhiều hơn, cũng vì quyền lợi không được thỏa mãn cho họ, mà người ghét người nhiều đó thôi nhé.
Người thương người bao nhiêu cũng thiếu,
Người ghét người, chút xíu vẫn dư!
Ví dụ 3:
Bây giờ, ta tạo nhân quả tốt, nhưng vì ta gặp duyên xấu, vì vậy, ta cũng phải lãnh hậu quả xấu cái đã. Nhân quả tốt sẽ được tính sổ về sau, bởi vì nhân quả tốt ta vừa tạo chưa tính sổ xong, và cũng có thể vì quá ít, chưa đủ lượng để tính sổ liền.
Còn duyên ác, duyên thiện là do ta tạo từ kiếp trước. Phải ghi nhớ rõ điều này!
Ví dụ 4:
Bây giờ, ta tạo ra nhân quả tốt, và nhờ ta có duyên thiện, vì vậy, ta hưởng quả tốt ngoài ước muốn. Ví như trúng số, hưởng gia tài, gặp quý nhân, gia đình hạnh phúc…
Đi tu là cuộc chiến bắt đầu giữa ta và ta.
Sau khi ta hiểu Tứ Diệu Đế, và ta tham khảo cùng tập lần lần cho quen pháp Phật, thời gian này ta gọi là HỌC TU.
Khi học thuần thục rồi, ta bắt đầu trực tiếp tuyên chiến với ta. Đó là giai đoạn ta quyết tâm nhập dòng thánh tu hành.
Trong thời gian tu hành, ta bắt buộc phải chấp nhận nhiều thử thách để vượt qua, để đạt cho được mục tiêu. Nếu ta bị cám dỗ xô ngã thì ta thua cuộc. Nếu ta thắng được cám dỗ là ta thắng trận và chứng quả.
Trong thời gian tu hành, TUYỆT ĐỐI không nên nghĩ đến nhân quả làm gì. TA CHỈ BIẾT thắng hay là bại.
- Bại là do ta thiếu nghị lực, thiếu kham nhẫn.
- Tuyệt đối đừng mê muội nghe theo mấy nhà sư chưa chứng đạo giảng bậy bạ rằng có duyên nhân quả nơi đây nhé.
Đám nhà sư chưa chứng đạo đã dùng tâm lý học để lừa và thỏa mãn tham dục cho hành giả, để ngụy biện và kiếm ăn mà thôi.
Chưa chiến đấu mà đã nghĩ đến duyên nhân quả thì đầu hàng cho rồi chứ chiến đấu để làm chi?
Chiến đấu trong tình trạng đặt duyên nhân quả, như đặt cái cày trước con trâu, thì thua là cái chắc.
Nhất là chiếc áo không tạo nên thầy tu.
Đừng bao giờ thấy chiếc áo mà cúi đầu tin như tin thánh.
Ta hãy tập nhìn cho rõ, nghĩ cho thông rồi hãy tin nhé!
Duyên nhân quả xấu tốt là do mình tạo ra trong quá khứ. Bây giờ, ta phải nhận lãnh.
Tại sao tu hành lại cải nghiệp cho ta được vậy?
Phật dạy rằng:
“Đứng lại thì chìm! Đi tới thì trôi dạt! Chỉ có vượt qua.”
Có nghĩa là, ta đang sống trong tạm bợ khổ đau. Chỉ có tu hành mới tạo được định lực mà vượt qua.
Vì vậy, khi ta tu hành thì nhờ ta tạo được duyên tốt, giúp ta vượt qua khổ đau. Đây là chân lý.
Nên nhớ rằng:
Dù cho có hàng ngàn sinh viên đã tốt nghiệp đại học, nhưng giảng sư tiến sĩ, khi ông ta thuyết giảng, chỉ có vài sinh viên xuất chúng hiểu mà thôi!
Thầy Thông Lạc diễn giảng, không phải ai cũng hiểu được.
Vì vậy, hành giả nên đọc sách, nghe pháp âm do thầy Thông Lạc giảng và hỏi pháp ngay những vị đang tu hành tại tu viện Chơn Như.
Đừng hỏi những vị mặc áo nhà sư đang lang thang bên ngoài nhé! Lầm chết đấy ạ!
Những vị lang thang bên ngoài, tuy họ có đến tu viện Chơn Như, nhưng họ không lo tu học thì biết gì mà đi giảng pháp chứ!