vi en

DÙNG Ý THỨC TU HÀNH LÀ TÀ PHÁP!

Khám phá bất ngờ của tỳ kheo Thích Thanh Thiện làm chấn động hành giả, tăng ni Phật tử, cùng THỨC TỈNH quý HIỀN GIẢ và giúp quý Ngài tu hành chứng đạo từ 1 tháng đến 12 tháng.

Chứng đạo ngay trong kiếp này.

LỜI DẪN NHẬP

1. Hiền giả là gì?

Là những vị tu hành chân chính, cương quyết từ bỏ danh lợi thế gian, nhưng vì không có duyên gặp được minh sư, nên chưa thông suốt lời Phật dạy. Vì vậy, đã tu hành lạc vào tà giáo mà không hay, không biết. Nhưng khi tỉnh ngộ, biết được ta tu sai rồi, mà không biết đường tự thoát khỏi vòng vây.

2. Để cho dễ hiểu

Giống như trong xã hội, có nhiều người sống trong trụy lạc sa đọa, hút sách, cờ bạc, đĩ điếm – họ đã bị lôi cuốn vào cuồng si.

Cũng có những người đã giác ngộ, đã biết sống như vậy là sai rồi, nhưng đã bị ghiền nghiện mất rồi, không thể nào vượt thoát ra được!

Đành phó mặc cho định mệnh – tới đâu hay tới đó.

Cũng may mắn nhờ có nhiều ân nhân, người thương người đứng ra giúp đỡ. Họ kêu gọi và hợp tác chính quyền mở chiến dịch bài trừ tệ nạn xã hội, giúp họ thoát khỏi vòng vây và trở về đời sống phát triển văn minh văn hóa, nâng cao nhân phẩm một con người đáng sống!

3. Để cho dễ hiểu: Giống như loài người đang say mê, ghiền nghiện, giống y như dòi chui rúc quanh quẩn trong đống phân.

Giống y như loài vật, chỉ biết ăn, ngủ, làm tình và đi cầu, vẫn có nhiều người tỉnh ngộ ra được sống như vậy là sai rồi!

May mắn thay, nhờ biết được lời dạy của Phật qua Tứ Diệu Đế.

Tuy nhiên, không có duyên gặp được minh sư, vì vậy không thông suốt lời Phật dạy, cho nên tu hành chỉ thoát được danh và lợi, rồi vẫn phải chịu sinh, già, bệnh, chết, không biết phải làm sao?

Bởi vì còn dính thỏa mãn tham dục cho kiến thức.

4. May mắn tuyệt vời thay cho những ai đã sinh ra cùng thời với Alahán Thích Thông Lạc!

Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã nán lại trần gian, khai thị cho hành giả, tăng ni Phật tử, dân tộc Việt Nam bằng ngôn ngữ Việt, giúp mọi người hiểu biết rõ ràng lời gốc Phật dạy!

Giúp mọi người đã giác ngộ, có cơ may tu hành tiến đến làm chủ sinh, già, bệnh, chết và vượt thoát tái sinh làm người khổ đau.

5. Càng may mắn hơn nữa, có Tỳ kheo Thích Thanh Thiện, giảng giải chi li, rõ ràng, giúp giới bình dân cùng thông hiểu lời Đức Trưởng Lão giảng dạy.

Song song đó, thầy Thanh Thiện còn hướng dẫn tu tập như lý tác ý và 6 pháp cơ bản, để sẵn sàng, nhịp nhàng y theo lời dạy của Alahán Thích Thông Lạc, ngõ hầu cùng tiến đến đạt được chân lý, giải thoát đời ta hết khổ đau.

Cùng quý HIỀN GIẢ,

Bần đạo là người may mắn thông hiểu đúng và tự tu hành được y theo lời diễn giảng đúng lời gốc Phật dạy của Alahán Thích Thông Lạc mà chứng đạt được chân lý.

Nay, san sẻ đến quý HIỀN GIẢ, hy vọng cảnh tỉnh và giúp hiền giả thoát khỏi sai lầm của mình mà tu hành chứng đạt được chân lý, giải thoát đời ta hết khổ đau.

Quý hiền giả chứng quả hay không? Chả liên quan gì đến bần đạo.

Nhưng mà, sự chứng quả của quý hiền giả là có ý nghĩa làm sáng tỏ lời diễn giảng đúng lời gốc Phật dạy của Đức Trưởng Lão truyền đến với người thế gian.

Đồng thời, chính sự tu hành chứng quả của quý hiền giả là sự đền đáp công ơn cho bá tánh đã nuôi dưỡng quý hiền giả tu hành.

Quý hiền giả tu hành chứng quả là niềm tin, là nguồn động lực giúp bá tánh an vui sinh sống trong tinh thần đạo đức nhân bản nhân quả.

TẠI SAO QUÝ HIỀN GIẢ TU HÀNH BỊ KẸT?

TẠI VÌ QUÝ HIỀN GIẢ DÙNG Ý THỨC ĐỂ TU HÀNH.

1. Nghĩa là sao chứ?

Phật dạy, trong não bộ, mỗi người có:

  • Ý thức (sắc uẩn), và
  • Tưởng thức (tưởng uẩn).

Phật dạy rằng, ta tu hành là ta huấn luyện đưa tâm về sống trong từ trường thiện.

Bởi vì tâm ta đang sống trong dòng thác tham dục.

Khi nào ta đưa tâm về sống trong từ trường thiện, là ta đã làm chủ được sinh, già, bệnh, chết cùng vượt thoát không còn tái sinh làm người khổ đau.

Nhưng mà, hiền giả dùng ý thức tu tập để thắng được tưởng thức và đưa tâm về sống với ý thức, nhưng tâm chưa thoát ra được tham dục.

Bởi vì, tuy tâm bị về sống với ý thức, nhưng tâm vẫn còn mang đầy ắp tham dục cho:

  • Ý thức,
  • Kiến thức,
  • Sự chiến thắng tưởng thức, và
  • Niềm tự hào.

Chứ tâm chưa vào sống trong từ trường thiện.

Có nghĩa là, tâm vẫn còn đầy ắp tham dục cho kiến thức.

Vì vậy, hiền giả vẫn chưa làm chủ được sinh, già, bệnh, chết, có nghĩa là hiền giả vẫn phải chịu cảnh đau khổ vì sinh, già, bệnh, chết.

Hiền giả dùng ý thức tu hành chính là ức chế tâm mà hiền giả không hề hay biết!

Hiền giả tưởng rằng:

“Ta tu hành mà thắng được tưởng thức, thắng được tham dục trên thân là tự thỏa mãn rồi!”

Rất rõ ràng, tu hành như vậy là để tự thỏa mãn yêu sách, chứ không phải là để giải thoát.

2. HIỀN GIẢ chưa thông suốt THAM DỤC nghĩa là gì?

Tham là lòng tham, dục là thúc dục. Như vậy, tham dục là lòng tham, lòng ham muốn do sự thúc dục khiến ta miên man, mê mẩn đuổi theo để bắt cho bằng được, nhằm thỏa mãn cho thân xác ta qua hai hình thức:

a) Về vật chất: Là hiện vật ta cần đến để thỏa mãn cho thân xác ta, như ăn uống. Đồng thời, hiện vật cũng thỏa mãn tinh thần cho ta.

Ví như:

  • Ta ăn ngon làm cho ta sảng khoái.
  • Ta tình dục làm cho ta sướng đê mê.

b) Về tinh thần: Ví như tình thương, niềm tự hào, tưởng nghĩ sâu xa, ái kiết sử. Đồng thời, tinh thần cũng thỏa mãn cho thân xác ta.

Ví như: Khi ta thỏa mãn niềm tự hào, thì thân thể ta cảm nhận như bình an.

3. Đối với chánh Phật pháp:

Dù thiện nhân hay ác nhân đều để thỏa mãn cho ý thức và tưởng thức, tức là thỏa mãn tham dục cho thân xác ta, đều là ác pháp.

Cứu người hay giết người đều cùng để thỏa mãn cho tham dục thân xác ta, thì rõ ràng là ác pháp.

Phá thai, giết bé gái vừa mới sanh, chiến tranh, sát sanh, cứu người, giúp người… tất cả đều như nhau, đều là để thỏa mãn cho tham dục của thân xác và kiến thức ta.

Do đó, đối với chánh Phật pháp, trong sinh hoạt xã hội không phân biệt thiện, không phân biệt ác.

MÀ LÀ, ta đang vay mượn thân xác làm người để tu tập nhằm vượt thoát trở về bản ngã của ta.

Một cách rõ ràng hơn, ai ai cũng phải mượn thân người để tu tập, ngõ hầu trở về nguyên thủy.

Nhưng ta lầm chấp thân này là ta, là của ta, là bản ngã của ta.

Việc ta tu tập để trở về nguyên thủy, là Phật biết, Phật dạy cho chúng ta tu hành.

Để cho dễ hiểu, để cho thông suốt, bần đạo đơn cử đời sống hiện thực trong xã hội loài người.

Đó là những người sinh sống trong trụy lạc thành thói quen ghiền nghiện, không bỏ được.

Dù chính họ đã biết họ sai rồi, đối với họ, họ chấp nhận sống trong thói quen ghiền nghiện.

Người ở bên ngoài thấy thương cho cuộc đời vô vị của họ, vì vậy mới quyết định cứu họ thoát khỏi tệ nạn xã hội.

Muốn cứu được họ, thì cần phải có sức mạnh của chính quyền, phối hợp cùng với quần chúng, vừa lôi kéo cứu họ thoát khỏi xiềng xích trụy lạc, vừa giúp cho họ được ổn định, có công ăn việc làm, học hành mở mang trí tuệ.

Tương tự như vậy, Phật Thích Ca sau khi chứng đạt chân lý Tứ Diệu Đế, Ngài nhìn ra được rằng:

Cuộc đời của ta đang sống quanh quẩn hưởng dục lạc thế gian, nhằm thỏa mãn cho thân xác, y hệt đám dòi đang quanh quẩn chui rúc trong đống phân hôi thối.

Ngay loài người, họ cũng tự nhận biết họ sai rồi.

Họ sống trong tham dục, họ ăn, ngủ, làm tình và đi cầu, y chang loài vật, có khác gì đâu?

Họ biết họ đang đau khổ, họ muốn thoát ra, nhưng không biết phải làm sao?

Thương cho đồng loại, Phật dạy cho chúng ta pháp tu hành để vượt qua thân xác vay mượn, ngõ hầu trở về nguyên thủy của đời ta.

4. Phật dạy rằng:

Ta bị cột chặt trong đời sống tham dục, khiến ta mê mẩn không lối thoát.

Cho nên, Phật dạy rằng: Ta quên bổn phận của ta là tu hành để trở về nguyên thủy.

Ta bị tham dục làm khổ ta rồi.

Do đó, ta cần phải giảm thiểu tham dục dần dần đến triệt tiêu, để rồi, ta mới có sức mạnh phi thường vượt thoát tham dục và trả lại thân xác trở về cát bụi.

Giảm thiểu tham dục chính là ta dần dần đưa tâm về sống trong từ trường thiện.

5. Từ đó, dù tu cách nào, miễn là:

  • LY DỤC,
  • LY ÁC PHÁP,
  • TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP,
  • KHÔNG LÀM KHỔ TA,
  • KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI, và
  • KHÔNG LÀM KHỔ CHÚNG SANH.

Cho đến khi tham dục tiến đến triệt tiêu, thì ta đã chứng quả VÔ THƯỜNG, vượt thoát thân xác và trở về nguyên thủy của đời ta.

6. Đọc đến đây rồi, HIỀN GIẢ đã thấy mình tu hành sai chưa vậy?

HIỀN GIẢ dùng ý thức để kiểm soát thân, để kiểm soát niệm khởi là sai, mà HIỀN GIẢ không biết.

Ví dụ như:

  • Ngài Huệ Khả,
  • Huệ Năng,
  • Sư Vạn Hạnh,
  • Cựu hoàng Trần Nhân Tông…

Quý Ngài dùng ý thức, kiến thức để gìn giữ thân thanh bạch.

Quý vị đó dùng ý thức kiểm soát là sai pháp, bởi vì quý vị đó đã làm khổ ta, tức là họ ức chế tâm.

Họ làm được, họ sống trong thanh bạch, tức là thắng được tưởng thức, tức là thỏa mãn tham dục ý thức.

Rõ ràng họ cảm thấy tuyệt vời, nhưng sai mà không biết.

Họ vào thiền định, đó là thiền định tưởng, chả giúp ích gì cho việc làm chủ sinh, già, bệnh, chết và vượt thoát không còn tái sinh làm người khổ đau.

7. Trong kinh ghi rõ ràng câu:

CHƯ ÁC MẠC TÁC, CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH,

Có nghĩa là:

LY DỤC, LY ÁC PHÁP, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP.

Quý Ngài tu hành mà không ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, khởi điểm đã sai, thì rõ ràng quý vị đó đã tu sai rồi!

Thậm chí có nhiều vị tu hành rất nghiêm túc:

  • Ở độc cư,
  • Ăn mỗi ngày một bữa,
  • Tiền không dính túi…

Nhưng quý vị đó đã sai lầm là chọn cảnh, quý vị ấy đã bị chạy theo trần, cảnh đẹp, họ hứng chí làm thơ đầy mơ tưởng, thì họ đã lạc vào tà đạo.

Bởi vì, bất cứ một căn nào chạy theo trần đều lạc vào tà pháp.

8. Vì vậy, bần đạo khuyên HIỀN GIẢ, hãy:

  • Tập dùng pháp như lý tác ý.
  • Tu tập 6 pháp cơ bản, tập tà tà, từ từ cho tâm quen thuộc.

Thời gian này rất lâu, từ 1 năm đến 10 năm.

Một khi tâm quen thuộc 6 pháp cơ bản rồi, lúc bấy giờ quyết định nhập dòng thánh miên mật (miên mật là không gián đoạn), tu hành từ 1 tháng đến 12 tháng là chứng đạo rồi.

9. Nên nhớ, khi tu hành không còn cần biết đến kiến thức Phật pháp.

Nếu còn để ý đến kiến thức Phật pháp, thì sẽ bị rơi vào tình huống thỏa mãn tham dục kiến thức.

Tu bất thành.

Ngài Ananđà phải tu Nhứt Dạ Hiền, tẩy xóa kiến thức Phật pháp rồi mới chứng quả đấy ạ!

10. Bần đạo không cần quý vị tin, mà chỉ cần quý vị thử tu tập trên thân, chỉ thời gian 1 tuần là nhận biết kết quả ngay thôi.

Ví dụ:
Quý vị sẽ cảm nhận tính tình thay đổi tuyệt vời.

Từ một người:

  • Lỗ mãng,
  • Tự cao,
  • Tự đại,
  • Tự túc,
  • Tự mãn,

Chính ta ghét ta.

Vậy mà bây giờ, ta trở nên hiền hòa.

Chính ta đã bắt đầu thương ta rồi.

GHI CHÚ:

Cùng quý Phật tử thân thương thương kính thầy Thông Lạc.

Trên đây là bài pháp thầy Thanh Thiện dành riêng san sẻ đến quý vị chân tu.

Bên cạnh những nhà tu vì danh vì lợi, lường gạt bá tánh kiếm ăn, còn có quý vị tu hành không còn ham danh, hám lợi.

Nhưng vì họ chưa may mắn gặp được minh sư, vì vậy họ tu còn bị kẹt.

Cho nên, quý Phật tử cần tiếp tay giúp họ tự cảnh tỉnh và tự sửa sai để họ may mắn chứng đạo.

Sự chứng đạo của họ rất cần cho bá tánh và cho chính quý Phật tử, bởi vì:

  • Đó là niềm tin,
  • Là động lực thúc đẩy quý Phật tử tinh tấn tu hành, để tự giải thoát đời ta hết khổ đau.

BẰNG CÁCH, quý Phật tử copy bài pháp trên và trao tận tay cho quý vị chân tu hữu duyên mà quý Phật tử biết được nhé.

Kính.

  Tổng khách đã truy cập
2557

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage