vi en

ĐI KINH HÀNH ĐƯỜNG DÀI

Đi kinh hành đường dài, nghe qua thì tưởng dễ, nhưng khi tu tập thì hầu hết mọi người đều tu sai! Thầy đã tìm được cách hướng dẫn cho ai ai cũng hiểu.

1. Đi bộ bình thường

Người nào có tính đi nhanh cứ đi nhanh, người nào có tính đi chậm cứ đi chậm. Có nghĩa là đi theo bản tính của mình. Nhưng phải thong thả, nhẹ nhàng, khoan thai, thoải mái.

2. Đi bộ thì ngắm cảnh, nhìn người.

Còn đi kinh hành thì chú ý ngó vào bàn chân bước đi. Chỉ chú ý thôi, không cần nhìn thẳng vào hai bàn chân, sẽ rất mỏi cổ.

Mà, nhìn về phía trước, đầu hơi cúi, mắt liếc xuống, sao cho hai bàn chân bước đi nằm trong tầm mắt.

3. Khởi đầu, hành giả tập 10 phút, tác ý:

“Đi kinh hành đường dài, ta biết ta đang đi kinh hành đường dài, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si.”

Vừa đi vừa tác ý:

    a) “Đi cho chân cứng đá mềm, đi cho tâm vững tu hành đến nơi, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si.”

    b) Đi một đoạn, rồi tác ý trường kỳ. Ví như: “Tâm trắng bạch như vỏ ốc, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si.”

    c) Đi một đoạn rồi tác ý muốn đuổi gì trong tâm. Ví như: “Thọ vô thường, tham dâm hãy rời khỏi thân ta, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si.”

    d) Đi một đoạn, tác ý đuổi bệnh. Mình đang mang bệnh gì, ví như nhức đầu thì: “Thọ vô thường, bệnh đau đầu hãy rời khỏi thân ta, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si.” Như vậy là đủ một bài hát rồi.

    4. Khi đi, cứ hát đi, hát lại như thế mãi.

    Quen rồi, quý vị sẽ đi mãi như thế không biết mệt, không còn biết thời gian trôi qua. Hết 10 phút, dừng lại tác ý: “Dừng đi kinh hành đường dài, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si.”

    Nếu trong ngày còn thời gian rảnh, hành giả có thể tập thêm nhiều lần tùy ý. Sau thời gian tập 10 phút quen rồi, hành giả tăng dần lên 15 phút, 20 phút…

    5. Đi như vậy có lợi gì?

      • Chống buồn ngủ.
      • Trị được bệnh làm biếng.
      • Gia tăng nghị lực, hứng chí tu hành.
      • Sức khỏe dồi dào.
      • Như lý tác ý thiện xảo.
      • Không còn biết thời gian trôi qua.
      • Diệt được niệm khởi.

      6. Diệt được niệm khởi là mấu chốt

      Là căn bản giúp ta tu hành định niệm hơi thở, định sáng suốt, xả tâm, hướng tâm, nhiếp tâm, ly dục ly ác pháp thoải mái.

      Bởi vì các pháp căn bản đều đi đến kết quả là diệt niệm khởi, để sau này ta nhập thiền định dễ dàng.

      7. Tập đi kinh hành đường dài thường xuyên có lợi gì nữa?

      Những người bị bệnh nặng, đi mãi, tác ý mãi, vô tình hết bệnh luôn!

      8. Tu theo chánh pháp là phải mạnh mẽ, thoải mái, tạo cho ta một tinh thần hứng chí, mà không cần biết đến ai cả.

      Ví dụ:

      khi ta tu tập 6 pháp căn bản, với thời gian quá ngắn, ta hơi ngán, ta hơi nản lòng. Cứ tự nhiên, đóng cửa phòng lại, nhón gót, nhảy lên, xuống để tạo cho ta tinh thần hứng chí, sẵn sàng xông trận chiến đấu với tham dục của lòng ta.

      Nhớ đừng nhảy hay đừng đi quá sức. Cứ từ từ tăng thời gian lên.

      Ngoài ra, lúc đầu ta tu tập 6 pháp căn bản với thời gian quá ngắn, nếu được thì ta tu thêm 1, 2, 3 lần y như vậy vào những buổi thích hợp, tùy theo hoàn cảnh của ta.

      Cần phải luôn luôn tác ý như tập hát vậy.

      9. Đi kinh hành đường dài có nghĩa:

      Đi liên tục, không dừng lại, trong khoảng thời gian ta quy định trước, không phải bắt buộc đi trên đoạn đường dài.

      Tùy vào hoàn cảnh, có thể đi quanh khu nhà ở, có thể đi quanh sân, có thể đi quanh phòng, có thể đi qua đi lại. Khi đi kinh hành, gặp người đi ngược chiều, không chào hỏi, bởi vì ta đâu có ngó ra ngoài.

      10. Đi kinh hành đường dài, ta coi chừng bàn chân di động dần dần quen thuộc, biến thành CHÚ Ý.

      Khi mắt chú ý vào bàn chân di động, tạo cho ta vòng TỪ TRƯỜNG (vòng định lực) bảo vệ cơ thể ta.

      11. TUYỆT VỜI SẼ ĐẾN!

      Khi ta bị bệnh nặng, hay đến phút lâm chung, ta sẽ cảm nhận PHẢN ỨNG TỰ NHIÊN trong cơ thể ta tự động tu tập, giúp ta bình an rất tuyệt vời!

          Tổng khách đã truy cập
        2562

        Tin Mới Nhất

        Video (Có bản English)

        Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

        Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

        Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

        Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

        Fanpage