vi en

BÀI PHÁP TUYỆT VỜI THẾ GIAN (TIẾP THEO)

Hoàng tử Sĩ-đạt-ta khi đi tu, Ngài âm thầm không cho vợ biết:

  • Là thiện pháp hay ác pháp?
  • Là thiện pháp.
  • Tại sao vậy chứ? Lén vợ, không cho bà biết, tại sao là thiện pháp chứ?

Hãy dùng chánh kiến và chánh tư duy thì biết ngay nhé!

1) Giả sử rằng, chàng thảo luận với nàng rồi mới ra đi:

a) Nàng không chịu, và chàng vẫn quyết định đi tu, là ác pháp.

b) Chàng thuyết phục để nàng vì chàng mà nhẫn nhục, đành lòng cho chàng đi tu, là ác pháp.

  • Bởi vì nàng phải hy sinh vì chàng, đó là ác pháp.
  • Và chàng thuyết phục nàng là hành động ác pháp đấy ạ!
  • Bởi vì thuyết phục, dụ dỗ, đều hàm chứa sự cưỡng ép, phải không nào?

c) Khi nàng để chàng đi tu, đối với chàng là an lòng, nhưng đối với nàng còn mang nhiều nỗi ưu tư, băn khoăn, là không công bằng, là ác pháp.

d) Có một số học giả viết rằng Phật đã lén vợ con đi tu, đó là sai sự thật!

  • Bởi vì “lén lút” là không có ai biết, chỉ có hoàng tử tự động đi tu thì mới gọi là lén lút.
  • Đằng này, việc hoàng tử đi tu đã có dự định từ lâu rồi!
  • Chàng đã xin phép vua cha đi tu, nhưng vua cha bắt buộc chàng phải sinh con nối dõi hoàng tộc rồi mới được phép đi tu.
  • Như vậy, rõ ràng trong hoàng cung đã có nhiều người biết chàng muốn đi tu.
  • Và khi chàng đi tu, có nhiều người tháp tùng theo chàng kia mà!
  • Vì vậy, khi chàng vừa rời hoàng cung, thì vợ tìm hiểu ra liền mà thôi.

Cuối cùng, nếu chàng cho nàng biết trước rằng chàng đi tu, thì dưới khía cạnh nào cũng đều là ác pháp.
Vì vậy, chàng chọn biện pháp âm thầm rời vợ đi tu đó vậy.

2) Đối với loài người, ai ai cũng mang tính GHEN là quan trọng nhất.

Đụng đến ghen là hư sự, là gây bao ác pháp tiếp theo.

Cho dù là vua, được quyền đa thê, thì sự ghen tuông vẫn phải xảy ra như thường!

Khi hoàng tử Sĩ-đạt-ta âm thầm rời vợ đi tu, thì vợ tìm hỏi và biết chàng đi tu.

Thế là:

a) Nàng không nghi ngờ và không ghen tuông.

Không những thế, nàng lại kính phục chàng đã làm được việc mà người khác không làm được. (Thiện pháp).

b) Khi nàng tự hỏi:

“Sao chàng không cho mình biết trước nhỉ?”

Vừa hỏi xong, thì chính nàng tự trả lời rằng: “Chắc chàng sợ mình lo!” (Thiện pháp).

c) Thế rồi, nàng an tâm, không còn gì nghi ngờ và bất mãn. (Thiện pháp).

d) Sau khi nàng biết được chàng đi tu, nàng dõi theo chàng và nàng tình nguyện buông bỏ giàu sang, phú quý, sống kham khổ theo cung cách chàng đang tu tập. (Thiện pháp).

Như vậy, khi hoàng tử Sĩ-đạt-ta âm thầm rời vợ đi tu và Ngài coi như mình đã chết, không còn biết chuyện thế gian, là thiện pháp.

Khởi điểm là thiện pháp, vì vậy, dù Ngài trải qua 6 tà đạo, cuối cùng Ngài cũng vượt qua bao thử thách, tiến đến đạt được mục tiêu TỰ THẮNG và chứng đạt CHÂN LÝ.

Tại tu viện Chơn Như, có xảy ra một câu chuyện đáng thương!

Có một tu sinh khi biết được chánh Phật pháp, ông ta quyết định xin theo thầy Thông Lạc tu hành.

  • Ông ta liền về thảo luận với vợ, xin phép vợ để được đi tu theo chánh pháp.
  • Vợ bằng lòng, nhưng ông ta vẫn chưa an lòng.
  • Ông ta liền năn nỉ vợ: “Nếu em bằng lòng để anh đi tu, thì em nên đi lấy chồng để anh được an lòng nhé!”
  • Thế là bà vợ cũng chiều ông, bà đi lấy chồng.
  • Bà vợ đi lấy chồng, ông liền từ giã vợ con vào tu viện Chơn Như tu hành.

Xét trên tiến trình cư xử ở đời, thì quả thật:

Ông đã thu xếp quá đẹp!

Tuyệt vời phải không nào?

Đây là anh hùng tính!

THỰC RA, QUYẾT ĐỊNH ĐI TU THEO CHÁNH PHÁP LÀ THIỆN PHÁP

Nhưng để thực hiện chánh pháp, ông ta lại dùng biện pháp ác pháp. Vì vô minh (quá thông minh ở đời), cho nên ông không nhận biết được rằng nếu dùng ác pháp để thực hiện chánh pháp thì không bao giờ đạt được mục tiêu.

Vậy ác pháp mà ông ta dùng là gì vậy?

Những ác pháp mà ông đã thực hiện:

a) Năn nỉ vợ lấy chồng. Điều này, bà không muốn, nhưng vì ông nài ép mà bà chiều lòng, đó là ác pháp.

b) Bà đi lấy chồng, ông đâu có biết!

  • Đối với chánh pháp là vô minh, phải không vậy?
  • Tức là đã tạo ác pháp, khiến bà vợ phải mang theo gánh nặng gia đình. (Là ác pháp.)

c) Đối với chánh pháp, không có chuyện áp đặt hay cài đặt để người khác làm thỏa mãn ích kỷ riêng cho mình.

  • Đây là ác pháp.
  • Ta chỉ có thể nói lên sự thật, nói lên chánh pháp.
  • Còn quyết định thế nào là tùy thuộc vào chính đương sự mà thôi nhé.
  • Hành động dụ dỗ, nài ép là ác pháp đấy ạ!

d) Biết đâu, bà cũng có ý định riêng khi biết được chánh pháp chứ!

  • Tại sao cần phải xen vào thế giới riêng tư?
  • Là ác pháp.

Cho nên, dù ông ta rất chăm chỉ tu hành, nhưng bất hạnh, ông qua đời.

  • Thầy Thông Lạc cho đem chôn trong đất của tu viện Chơn Như.
  • Bất hạnh hơn nữa là trước khi chết, ông ta vẫn chưa biết mình đã áp dụng ác pháp nhằm thực hiện chánh pháp.
  • Như vậy, khởi điểm đã sai rồi thì không bao giờ có kết quả tốt.

Câu chuyện vỡ lẽ, là khi ông ta qua đời, thầy Thông Lạc cho tìm vợ con ông báo tin.

  • Vợ ông nhìn xác chồng và kể cho thầy Thông Lạc biết chuyện như vậy đó!
  • Muốn biết tên tuổi nhà sư, thì liên lạc tu viện Chơn Như hỏi nhé.
  • Đối với thầy Thanh Thiện, là luôn luôn viết đúng sự thật mà thôi.

Cũng tại tu viện Chơn Như, nhiều tu sinh xin theo thầy Thông Lạc tu hành, nhưng với tham vọng đạt được danh hàm A-la-hán, trong mưu đồ trở về chùa dạy pháp.

Đối với thế gian, điều này là tuyệt vời! Nhưng đối với chánh pháp, thì đây là hành động ác pháp.

Cho nên chả ai tu chứng và có nhiều sư, ni, vội vàng rời tu viện Chơn Như vì kham nhẫn không được pháp tu hành kham khổ ở nơi đây!

Chỉ người nào vào tu viện Chơn Như tu hành với mong muốn đạt được khả năng làm chủ sinh, già, bệnh, chết và giải thoát đời mình khỏi khổ đau, mới thành đạt mà thôi.

Bởi vì ước nguyện được giải thoát là THIỆN PHÁP.

Chính vì vậy, mà THẦY THANH THIỆN DẠY rằng: “ĐỪNG BỎ NHÀ ĐI TU VỘI!”

Hãy tập 6 pháp căn bản, như tập thể dục.

Một khi 6 pháp:

  • Ăn mỗi ngày một bữa.
  • Sống độc cư.
  • Kiết già, lưng thẳng.
  • Định niệm hơi thở.
  • Đi kinh hành.
  • Định sáng suốt.

Nhớ luôn luôn dùng pháp “như lý tác ý” trong tinh thần thiện pháp, không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh.

Khi đã nhuần nhã, thuần thục 6 pháp này, lúc bấy giờ nhập dòng thánh đi tu là thiện pháp, là chánh pháp, thì dĩ nhiên tu tập ắt phải thành công.

TẠI SAO GỌI LÀ THIỆN PHÁP CHỨ?

Tại vì:

a) Trong thời gian ta tu tập, sự chuyên cần tinh tấn của ta khiến mọi người chung quanh đều vui vẻ, an lòng, mong đợi ngày ta ra đi nhập dòng thánh.

  • Thêm vào đó, ta tạo duyên tốt cho mọi người quanh ta (thiện pháp).
  • Chả ai phiền ai cả.

b) Ái kiết sử mà ta cắt đứt nhẹ nhàng, êm ái, thoải mái, an khang.

Người ở lại vui vẻ tiễn người đi an lòng, đó là thiện pháp.

c) Khi ta đã chuẩn bị đầy đủ hành trang và đầy lòng tự tin, tự chiến thắng trên đường tu tập, là thiện pháp.

Rồi ta mới lên đường nhập dòng thánh tu hành, như ta đang đi trên đường bình an vô sự.

KẾT LUẬN

Như vậy, rõ ràng thầy Thanh Thiện đã trang bị THIỆN PHÁP, dùng làm khởi điểm cho hành giả nhập dòng thánh tu hành.

Thì dĩ nhiên, hành giả phải đạt được thành quả mong muốn, được làm chủ sinh, già, bệnh, chết, và giải thoát khỏi kiếp người tạm bợ, khổ đau.

  Tổng khách đã truy cập
2544

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage