vi en

BÀI KINH GHI SAI

Nguyễn Bá Thiện hỏi:

Dạ, kính thưa Thầy Thanh Thiện! 4 câu:

  • Nếu cái này có, cái kia có; do cái này sanh, cái kia sanh.
  • Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt.

4 câu trên được ghi trong Kinh Nikaya, thuộc bài kinh 115 – Kinh Đa Giới, Trung Bộ Kinh – do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch ra tiếng Việt. 4 câu trên thường đi chung khi Đức Phật dạy về 12 nhân duyên và thường xuất hiện nhiều lần trong Kinh Nikaya ạ!

(Duyên khởi)
— Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi?”
— Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: Nếu cái này có, cái kia có; do cái này sanh, cái kia sanh. Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt.

Tức là: vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; do duyên sanh, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi.

Như vậy, này Ananda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này: các hành diệt; do các hành diệt, thức diệt; do thức diệt, danh sắc diệt; do danh sắc diệt, lục nhập diệt; do lục nhập diệt, xúc diệt; do xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt; do thủ diệt, hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt.

Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này.

Cho đến như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi.”
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung115.htm)

Trả lời:

1. Phật dạy cho Kàlāmā rằng: đừng có tin KINH ĐIỂN, mà hãy chánh kiến và chánh tư duy.

Điều đó là thiện pháp rồi mới tin. Cho dù kinh điển đó hiểu đúng nghĩa, nhưng không thiện pháp thì đành bỏ sọt rác!

Ví dụ: kinh sách đại thừa! Bởi vì kinh sách đại thừa dẫn dụ cho hành giả đê mê, mê ghiền rồi tu lạc vào tà đạo mà không hay biết. Khi biết được ta đi tu để trở về hưởng lạc thú trần gian!

Vậy đi tu để làm gì?

Khi phát giác ra thì đã quá muộn rồi! Đã ghiền, nghiện đến không còn nghị lực để quay đầu là bờ! Đối với á phiện, chỉ hại được ta kiếp này, chứ không hại được kiếp sau.

Còn kinh sách đại thừa thì hại ta vô lượng kiếp! Do đó, ta có duyên mới được Thầy Thông Lạc cứu ta thoát khỏi bàn tay phù thủy ĐẠI THỪA!

2. Lúc Đức Trưởng Lão còn đương thời, Thầy Thanh Thiện trình với Ngài về kinh Nikaya có sai nhiều quá!

Ngài cho biết rằng: có những bàn tay đưa vào những đoạn làm cho mất ý nghĩa kinh Nikaya, hoặc họ cố ý cho vào những đoạn kinh đó để hợp thức hóa kinh điển do họ ngụy tạo cho hệ phái riêng của họ!

Thầy Thanh Thiện có yêu cầu Đức Trưởng Lão HIỆU CHÍNH LẠI, song song chờ có vài vị A-la-hán xuất hiện thì Thầy Thông Lạc cùng họ vẽ lại đúng hình Đức Phật Thích Ca và hiệu chính hoàn tất bộ kinh Nikaya cho hậu thế không bị lầm lẫn.

Nhưng, không làm được, bởi vì lúc đó sóng gió Chơn Như liên tục xảy ra, khiến nhiều tu sinh phải âm thầm rời tu viện Chơn Như ra đi tìm chỗ khác.

Ngày nay, với nền văn minh tiến bộ, vậy mà đại thừa còn công khai cắt xén kinh sách Thầy Thông Lạc nữa kia mà!

3. Ngay như Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch ra Việt ngữ. Bởi vì Ngài dịch VĂN TỰ theo nghĩa ngoài đời.

Trong khi đó, nghĩa trong kinh là nghĩa HÀNH, thể hiện trên THÂN.

Ví dụ: Thầy Thanh Thiện đã đính chính một đoạn kinh Thầy Minh Châu dịch không ổn trong bài pháp: “MỘT ĐOẠN KINH ĐÃ BỊ HIỂU LẦM!

4. Thầy Thanh Thiện từng khuyên hành giả đừng đọc kinh Nikaya quá kỹ mà sa lầy.

Chỉ đọc cho biết có sự hiện diện của nó. Tu tập rồi hãy đọc. Bởi vì nếu mang theo THAM DỤC đọc kinh Nikaya thì sẽ bị chìm vào dục mà thôi.

5. Thầy Thanh Thiện từng khuyên hành giả hãy tu tập như lý tác ý và 6 pháp căn bản thuần thục.

Có nghĩa là lúc đó tham dục đã được giảm và đang thoát ra ảnh hưởng của tưởng thức.

Bấy giờ, đọc kinh sách Thầy Thông Lạc hay kinh Nikaya thì rõ như những đường chỉ trong lòng bàn tay.

6. Có vài vị hành giả gửi email cảm ơn Thầy Thanh Thiện:

“Nhờ ơn Thầy Thanh Thiện, con tu tập theo và bây giờ quả đúng, con đọc kinh sách Thầy Thông Lạc con hiểu thấm ý lắm thầy ơi! Còn con đọc lại kinh đại thừa thì quả thật con khám phá ra được SỰ NGUY HIỂM của họ, thầy à!”

GHI CHÚ:

Muốn hiểu rõ bài kinh trên thì nên đọc bài pháp “12 NHÂN DUYÊN” Thầy Thanh Thiện diễn giảng rõ ràng. Người bình dân đọc đều thấm hiểu.

  Tổng khách đã truy cập
3144

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage