vi en

KIẾN THỨC PHẬT PHÁP LÀ SAI! TIẾN SĨ PHẬT GIÁO LÀ SAI!

Nguyễn Tấn Tài hỏi đạo:

Bạch thầy Thanh Thiện,

Nhờ có kiến thức, con người mới hiểu biết được phải trái, đúng sai, hay dở… Cũng nhờ có kiến thức Phật pháp, con người mới biết Phật pháp đúng sai! Nếu không nhờ có kiến thức Phật pháp thì làm sao biết được đạo Phật, biết đường tu hành. Từ đó, con có thắc mắc là: Thầy cho rằng kiến thức Phật pháp là sai! Thầy bài bác tiến sĩ Phật giáo là sai! Kính xin thầy giảng giải ạ!…

Trả lời:

1) TRÍ TUỆ là gì?

Trí tuệ là sự hiểu biết của mọi loài. Tất cả động vật đều có sự hiểu biết.

Có nghĩa là tất cả động vật đều có TRÍ TUỆ. Nếu cho rằng chỉ loài người mới có TRÍ TUỆ, là sai sự thật, là chủ quan!

Thực tế, mọi loài đều có trí tuệ, đều có sự hiểu biết.

Con người là động vật yếu nhất trong thế gian. Con muỗi, con kiến cũng có thể đưa con người qua sông vĩnh biệt!

Nhưng, nhờ con người biết PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ mà tiến lên làm chủ nhân ông. Các loài động vật như: con kiến, con cá, con chó, con gấu… đều có sự hiểu biết, nhưng chúng không có cơ may.

Tiền nhân của chúng không lưu lại kinh nghiệm cho chúng học hỏi để phát triển sự hiểu biết mà thôi!

Còn loài người, nhờ tiền nhân lưu lại kinh nghiệm của họ, cho ta học hỏi theo và phát triển thăng tiến sự hiểu biết, tức là trí tuệ được phát triển mỗi ngày được tiến bộ hơn ngày xưa!

2) Kiến thức là gì?

Kiến thức là nhờ học hỏi kinh nghiệm của người đi trước.

Hãy quan sát quý vị bác sĩ thì hiểu ngay. Bác sĩ là ngành trừu tượng, nếu không nhờ những thần y, những bác sĩ đi trước lưu dấu lại, thì bác sĩ ngày nay đâu có nhiều người ra bác sĩ và tài giỏi siêu phàm như vậy chứ?

Quá rõ ràng: Kiến thức có được là do ta học hỏi theo người đi trước.

Và ta chịu trau dồi kiến thức, là vì kiến thức thỏa mãn tham dục cho ta: Thỏa mãn tham dục cho ta về đời sống, thỏa mãn tham dục cho ta về trí tuệ, hiểu biết gia tăng.

Viết cách khác: Kiến thức ta có được là do những nhà BÁC HỌC dạy cho ta, hay ta bắt chước những nhà bác học mà có được.

Kiến thức luôn luôn gia tăng theo THAM DỤC, và không tránh khỏi đau khổ sinh, già, bệnh, chết.

3) Tri kiến giải thoát là gì?

Là sự phát triển hiểu biết do đức Phật Thích Ca dạy cho ta. Sự học hỏi hiểu biết này không mang theo THAM DỤC.

Như vậy, tri kiến giải thoát chính là sự hiểu biết làm thế nào để giảm thiểu tham dục đến mức tối thiểu, ngõ hầu tiến đến đạt được làm chủ sinh, già, bệnh, chết, và vượt thoát, không còn tái sinh làm người khổ đau.

Nếu phát triển kiến thức, thì tri kiến giải thoát không xuất hiện. Nếu phát triển tri kiến giải thoát, thì kiến thức phải ra đi.

Có VÔ MINH thì không có MINH.
Có MINH thì không còn VÔ MINH nữa!

4) Như vậy, con người vốn có TRÍ TUỆ

Và biết dùng trí tuệ để phát triển kiến thức, tiến về thỏa mãn tham dục gia tăng, đi sâu vào VÔ MINH, khổ đau.

Hay là dùng trí tuệ để phát triển tri kiến giải thoát, tiến về giảm thiểu dần dần tham dục, đi sâu vào MINH, hết khổ đau.

5) Con thắc mắc rất đúng!

Nếu không nhờ kiến thức Phật pháp, thì làm sao hiểu được Tứ Diệu Đế, 5 uẩn, 8 chánh đạo, 12 nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo chứ?

Khi giảng pháp, Phật không cho ghi chép. Chính là vì điểm này! Nếu cho ghi chép thì hành giả chăm chú vào phát triển kiến thức Phật pháp để được thông suốt. Càng phát triển kiến thức Phật pháp thì vô hình trung dẫn dụ hành giả vào phát triển kiến thức, thỏa mãn tham dục cho trí tuệ mất rồi!

Như vậy, hành giả làm sao phát triển tri kiến giải thoát, giảm thiểu tham dục đây?

Bây giờ các con hiểu rõ tại sao Phật không cho ghi chép rồi chứ?

Phật làm gì cũng chính đáng, Phật dạy gì cũng chính xác.

Phật bảo: Độc cư, ăn mỗi ngày một bữa, tiền không dính túi, không ca nhạc, không trang điểm. Đều có lý do chính xác để trau dồi tri kiến giải thoát.

Nếu làm sai lời dạy của Phật, thì không thể nào phát triển tri kiến giải thoát để vượt thoát khổ đau.

6) Như thế, không cần dùng kiến thức, ta chỉ dùng trí tuệ để biết được:

Tứ Diệu Đế, 8 chánh đạo, 12 nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo, 5 uẩn… Để thừa nhận rằng: Đời ta là tạm bợ, là phù du như hoa sớm nở chiều tàn, khổ đau triền miên.

Hãy quyết định! Muốn thoát khổ không? Nếu muốn thì theo Phật tu hành.

7) Dùng kiến thức Phật pháp để hiểu Phật pháp thì càng hiểu sai lời Phật dạy.

Bằng chứng: Rất nhiều học giả đọc kinh sách, làu thông kinh sử, nhưng giống như chim học tiếng người, không hiểu gì hết!

Ví dụ 1)

Phật dạy: Biết lỗi mình chứ đừng biết lỗi người.

Họ không biết Phật dạy như vậy là dạy cho giới nào!

Gặp thầy Thông Lạc, là bậc thầy cao cả, vạch trần sai lầm của kinh sách đại thừa để cứu họ thoát ra u mê tăm tối! Họ ngu si, không biết mình sai, lại dùng lời Phật dạy để CHỈ TRÍCH, CHÊ BAI thầy Thông Lạc.

Như vậy, họ có phải là đàn chim học tiếng người không vậy? Bởi vì thầy Thông Lạc là bậc thầy cao cả, Ngài phải chỉ ra cái SAI, cái , để cho hành giả biết rõ mà tránh chứ?

Ví dụ 2)

Phật dạy cho Kàlàmà rằng: Đừng có tin… đừng có tin…

Có nghĩa là Phật dạy cho biết rằng: Đừng vội tin vào ai cả. Mà hãy dùng chánh kiến, nhìn cho rõ ràng, dùng chánh tư duy, suy tư cho rõ ngọn ngành SỰ VIỆC đó là thiện pháp hay ác pháp. Nếu là thiện pháp thì ta hãy đón nhận, bởi vì thiện pháp luôn có lợi cho đời ta.

Họ không chánh kiến thầy Thông Lạc đang làm gì? Họ không suy tư thầy Thông Lạc đang dạy gì?

Họ đem lời Phật dạy trên ra trình làng, rồi vội vàng kết luận rằng: Đừng tin thầy Thông Lạc! Như vậy, họ có phải là đàn chim học tiếng người không vậy?

Trong khi đó, thầy Thông Lạc đem THIỆN PHÁP dạy cho mọi người, dùng pháp Phật tu hành ngõ hầu vượt thoát khổ đau. Như thế, có phải bỏ đi duyên may tuyệt vời đến với họ không nhỉ?

Ví dụ 3)

Phật dạy cho Subhadda rằng:

Khi nào các vị Sa-môn tu tập và truyền giảng chánh pháp MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN thì thế gian này sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A-la-hán giải thoát nhé!

Trước mắt họ, toàn là nhà sư tu KHÔNG ĐÚNG ĐẮN, TRUYỀN GIÁO KHÔNG ĐÚNG ĐẮN.

Họ vẫn ngoan ngoãn cúi đầu cung kính, chấp tay quỳ lạy, cũng chỉ vì họ nhìn thấy CHIẾC ÁO nhà tu! Họ đâu có hiểu rằng: Chiếc áo không làm nên thầy tu!

Như vậy, họ có phải đàn chim học tiếng người không vậy?!

Hỡi các nhà học giả uyên thâm Phật pháp đại thừa! Ngu si là không biết mình sai! Lại đem cái dốt ra phản biện, chống lại bậc thánh.

Thầy Thông Lạc dạy và cứu chúng sanh, có lợi gì cho Ngài nhỉ?

Ví dụ 4)

Họ thuộc lòng kinh sử mà không hiểu Phật dạy: Tu hành là ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp của chính bản thân ta.

Họ lại đồng lõa với ngu si rằng: Muốn tu hành thì phải tu tập ĐẠO ĐỨC trước.

Đạo đức gì đây? Đạo đức là TÀI TÌNH gạt bá tánh để kiếm ăn?

Rõ ràng Phật dạy: Ta thấy khổ vì sinh, già, bệnh, chết thì ta tu hành. Tu hành tức là ta tự chiến đấu và chiến thắng với tham dục của riêng ta, để ta tiến đến làm chủ sinh, già, bệnh, chết của riêng ta, và ta vượt thoát, không còn tái sinh làm người CỦA RIÊNG TA.

Có liên quan gì đến ai mà bảo ta phải học đạo đức chứ? Thầy THÔNG LẠC giảng dạy như vậy, có đúng lời Phật dạy không?

Hỡi các nhà học giả uyên thâm Phật pháp đại thừa! Tu hành là ta tự đóng cửa độc cư, sau khi ta chiến thắng ta rồi, ta đem đạo đức nhân bản nhân quả hướng dẫn Phật tử cùng tu y như ta, thì cũng chứng quả như ta!

Trong khi đó, họ cùng nhau ca tụng nhà sư giả đạo đức tu chứng rồi (!), đốt cháy còn của quý! Thử đem bò, chó ra đốt, có còn của quý như vậy không?

8) Do đó, vì không có Phật dạy trực tiếp tu hành, ta đành phải dùng kiến thức Phật pháp để biết:

Tứ Diệu Đế, 5 uẩn, 8 chánh đạo, 12 nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo.

Nhưng ta phải biết hạn chế. Hiểu biết như vậy là đủ rồi, để rồi ta bắt tay vào việc lấy pháp Phật tu tập, nhằm phát triển tri kiến giải thoát.

Nếu ta đăm chiêu vào kiến thức Phật pháp, thì vô tình tự LẠC ĐƯỜNG, chạy theo phát triển KIẾN THỨC,
chìm sâu hưởng thú vui THAM DỤC mất rồi, mà nào hay, nào biết!

Để cho con hiểu rõ hơn: Con người phải ăn để mà sống. Nếu muốn tu hành thành công, thì ta phải biết: Ăn mỗi ngày một bữa là vừa đủ rồi!

Nhưng ta vì tham ăn, ta ăn nhiều hơn, thì ta lạc vào thỏa mãn tham dục. Tham dục thỏa mãn, thì đừng đi tu. Cứ việc vui chơi với đời, thì đừng than trách: Sao đau khổ sinh, già, bệnh, chết thế này?

Tóm lại, Rõ ràng kiến thức Phật pháp càng cao, thì càng hiểu sai CHÁNH PHẬT PHÁP.

Con đã hiểu được tại sao học ra tiến sĩ Phật giáo, phát triển kiến thức Phật pháp là để khoe tài với bà con, cô bác ngây thơ, khờ dại, chứ chả có lợi ích gì cho việc tu hành, tiến đến làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

Là bởi vì học hỏi kiến thức càng cao thì tham dục càng gia tăng nhiều hơn, và mạnh tiến về VÔ MINH,
đau khổ sinh, già, bệnh, chết là lẽ đương nhiên.

Quan niệm sai lầm của những ai tự mặc cảm, cho rằng: Ta thiếu học vấn, ta thiếu kiến thức, thiếu đạo đức, thành KHÔNG DÁM tu hành!

Đối với Phật pháp, người nào càng kém học vấn, kém kiến thức mà chịu theo Tỳ kheo học tu hành, thì dễ chứng đạo và chứng đạo rất mau.

Bằng chứng: Thời Phật dạy tu hành, hầu hết nhà tu hành phát xuất từ giới nghèo hèn, thất học, giai cấp hạ lưu, không có kiến thức đấy ạ!

Điển hình là bà Liên Hoa Sắc, và kinh Nikaya ghi lại bằng ngôn ngữ bình dân Pali, là do hầu hết những vị A-la-hán xuất thân từ giai cấp hạ lưu đó ạ!

  Tổng khách đã truy cập
2953

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage