vi en

NGU DỐT, KHÔNG CHỊU HỌC HỎI, MÀ ĐEM SỰ NGU DỐT RA PHÊ BÌNH BẬC THÁNH, ALAHÁN THÍCH THÔNG LẠC!

Phản Biện Hiện Tượng Thích Thông Lạc – Toàn Không ĐỖ VĂN TIẾN – Phật Giáo Bắc Truyền:

Trong bài “Bà La Môn giáo và triết học Phật giáo” của tác giả Như Thị viết:

“Nếu như Bà-la-môn giáo với đặc trưng đã cho sự cấu thành của hiện tượng nằm trong những quy luật của thần linh, thì sự khác biệt của Phật giáo lại thuộc về quy luật nhân duyên.

Kinh Phật Tự Thuyết, nói về nguyên lý Duyên khởi, được đức Phật tóm tắt:

  • Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.
  • Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt.
  • Do cái này sinh nên cái kia sinh.
  • Do cái này diệt nên cái kia diệt.

Quy luật nhân duyên là mối quan hệ chính yếu mà Phật giáo Bắc truyền đề cập khi biện giải về hiện hữu hữu thể.
Theo Bà La Môn giáo thì con người không thể thấu triệt được bản chất của nó, vì đơn giản là nó thuộc về những quy tắc của nguyên lý tuyệt đối.

Mà đã là như vậy, thì hiển nhiên chỉ có Phạm Thiên (Brahman) mới có đủ thẩm quyền để biết mà thôi.”

TRẢ LỜI:

Văn hay không luận bài dài!
Đọc những câu đầu đã biết văn hay!

Người đời thường nói:

“Nhứt điều thất tín, vạn sự khó tin.”

Có nghĩa là trong kinh đại thừa, dẫn chứng được có MỘT ĐIỀU SAI, thì làm sao tin đây nhỉ?

Trước kia, có sư Nguyên Hải, chuyên ăn nhà hàng. Đói ăn, khát uống, buồn thì ngủ!

Y đưa bài phản biện chống thầy Thông Lạc, nhưng y viết sai sự thật. Y không hiểu thầy Thông Lạc giảng gì cả!

Bởi vì đầu óc y chất chứa sự u mê của đại thừa, mê tín, tin theo Phật giả Adiđà, thì làm sao hiểu được chánh pháp chứ?

Một người u mê si tình, mê mẩn, ghiền nghiện tình yêu, thì làm sao hiểu được lời của đại thi hào Nguyễn Du, phải không nào?

“Tu là cõi phước, tình là dây oan!”
Làm sao hiểu được VÔ MINH Phật dạy chứ!

Nay, thầy Thanh Thiện chứng minh rõ ràng: Kinh đại thừa quảng bá trong dân gian, Phật Tự Thuyết, được ghi:

  • “Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.
  • Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt.
  • Do cái này sinh nên cái kia sinh.
  • Do cái này diệt nên cái kia diệt.”

Đây là bằng chứng cho quý hành giả, quý tăng ni Phật tử Việt Nam, nhìn ra được rằng đại thừa dạy sai lời Phật, đầu độc tăng ni Phật tử u mê.

U mê đến độ, đọc lên mà không nhìn thấy sự SAI TRẬT ĐƯỜNG RẦY, không đúng lời Phật dạy.

Chẳng hạn: “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu pháp Liên Hoa tụng mấy dòng.”

Thật vậy sao?

Một tên trộm cướp giết người, chỉ cần tụng kinh đại thừa là hết tội sao?

“Ai không tin Adiđà thì đầu bể 7 miếng!”

Thật vậy sao?

Vậy những người tin vào tôn giáo khác, họ bể đầu hết sao? Chỉ có người u mê, ghiền nghiện, mới tin tào lao như vậy mà thôi!

Quý hành giả, tăng ni Phật tử!

Thầy Thanh Thiện giảng rằng: 4 câu kinh trên đại thừa giảng sai lời Phật, bởi vì họ không hiểu thuyết 12 nhân duyên.

Một ngày, có người đến hỏi Phật rằng:

Kính thưa Gotama,

Bạch Thế Tôn, có phải ta làm cho ta khổ không?
→ KHÔNG PHẢI VẬY!

Bạch Thế Tôn, có phải người khác làm cho ta khổ không?
→ KHÔNG PHẢI VẬY!

Bạch Thế Tôn, như vậy, có phải chúng ta làm cho ta khổ không?
→ KHÔNG PHẢI VẬY!

Không còn kiên nhẫn, phát cáu mà hỏi rằng: Như vậy, ai làm cho ta khổ đây? Thưa Gotama.

12 NHÂN DUYÊN LÀM CHO TA KHỔ ĐÓ Ạ. 12 nhân duyên là: vô minh, hành, thức, sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, khổ.

Phật giải nghĩa rõ ràng từng duyên.Tiếp theo, Phật giảng rằng:

Do có duyên này sinh thì duyên kia sinh. Do duyên này diệt thì duyên kia diệt.

Vì vậy, hành giả muốn tu hành đạt được chứng quả, thì DIỆT MỘT DUYÊN là đủ rồi. Bởi vì một duyên bị diệt, thì 11 duyên kia tiêu ma theo!

Thầy Thanh Thiện giảng thấp hơn cho bình dân cùng hiểu nhé:

Có nghĩa, Phật dạy rằng thân người ta có được là do 12 nhân duyên tạo thành, và chính 12 nhân duyên này làm cho ta khổ, sinh, già, bệnh, chết.

Bây giờ, ta muốn làm chủ sinh, già, bệnh, chết, thì ta hãy diệt cho được một duyên, bất cứ duyên nào, thì 11 duyên kia tan biến theo.

Làm sao tu? Giết một duyên thì 11 duyên kia tan biến.

Lúc đó ta chết rồi, làm sao tu? Hà hà hà! Bình tĩnh, bình tĩnh, bình… bình tĩnh!

Thầy Thanh Thiện giảng giải rõ ràng cho hiểu nhé!

Trong 12 duyên, có duyên SANH, đó là sanh y, đó là ÁI KIẾT SỬ. Ái kiết sử là những gì ta cho là của ta: Vợ con ta, nhà cửa ta, ruộng vườn ta, yêu thương, vui buồn, ngã mạn, hận thù trong ta.

Bây giờ hãy buông xuống hết đi!
Như vậy, ta phá được duyên SANH rồi, và 11 duyên kia tự động tan biến.
Lúc đó ta chứng quả rồi nhé!

Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Chấp giữ làm chi, có ích gì?
Thở ra chẳng lại, còn chi nữa?
Vạn pháp vô thường, buông xuống đi!
(Trưởng Lão)

Đến đây rồi, giới bình dân ta lại hỏi tiếp:
Làm sao buông hả thầy Thanh Thiện?
Thầy ơi, giảng luôn cho con hiểu với!
Đừng ỡm ờ, làm con sốt ruột quá hà!

Trong thời đại ngày nay, biết là một chuyện, mà muốn buông liền không được đâu nhé! Ta phải tập ly từ từ: nay một chút, mai một chút, cho đến khi hết.

Nhưng mà, làm sao trong khi ly, mà chúng không sanh thêm?

Một đàng thì ly, một đàng chúng sanh thêm, thì ly làm gì?

Đây là bằng chứng cho quý hành giả, tăng ni, Phật tử hiểu rằng: Thầy Huệ Năng, tu chưa chứng quả đấy ạ!

Tại sao vậy?

Tại vì niệm khởi nổi lên thì Ngài liền buông. Hết niệm này khởi lên, Ngài buông, rồi thì niệm khác nổi lên. NIỆM NỔI LÊN LIÊN TIẾP KHÔNG NGỪNG như vậy, khi chết, niệm vẫn còn, thì làm sao nhập THIỀN ĐỊNH mà chứng quả chứ?

Do đó, muốn buông được, thì hành giả phải dùng: NHƯ LÝ TÁC Ý, ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp,
trong tinh thần không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh, đạt GIỚI, ĐỊNH, TUỆ là chứng quả.

Viết vậy, nhưng không phải hành dễ đâu. Vì vậy, thầy Thanh Thiện khuyên hành giả: Hãy tập cho quen như lý tác ý, dùng như lý tác ý tu tập tà tà 6 pháp căn bản, giống như tập thể dục thẩm mỹ.

Khi tâm quen thuộc, thuần thục rồi, thì buông xuống dễ dàng mà thôi. Bởi vì ta đã ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp được rồi.

Theo nguyên lý, ác pháp ra đi, thiện pháp vào. Lúc bấy giờ, ta trở thành THÁNH THIỆN NHÂN, thì việc buông ái kiết sử đâu còn khó khăn gì nữa, phải không nào?

Trở lại vấn đề, Phật dạy là dạy chỉ 12 nhân duyên mà thôi. Duyên này sanh thì duyên kia sanh, duyên này diệt thì duyên kia diệt.

Chứ Phật không dạy: “Cái này có thì cái kia có. Cái này diệt thì cái kia diệt.

Ai nói có cái bàn thì phải có cái ghế chứ?
Ai nói cái ghế bị gãy thì cái bàn gãy theo vậy?

Chỉ vì tổ sư đại thừa tu chưa chứng thành giảng bậy. Phật dạy là nói 12 nhân duyên, chứ Phật nào nói đến vật chất đâu, phải không nào?

Để cho Phật tử bình dân ta có khái niệm, 12 nhân duyên này, tựa như ta biết, tham, sân, si, mạn, nghi, hay tưởng thức, ý thức.

Khi có người xuất hiện, thì những thứ đó có mặt. Ta chỉ cảm nhận biết, mà ta không nhìn thấy được.

Tóm lại, kinh dạy bậy, sư tổ tu chưa chứng dạy bậy, Toàn Không Đỗ Văn Tiến, người học ngu theo mà không biết.

Y tưởng rằng hay quá, y đem sự ngu dốt ra phản biện với bậc thánh! Thật đáng thương! Thật đáng thương!

Đừng mê ghiền tà giáo nữa, Toàn Không Đỗ Văn Tiến à!

Con hãy bước ra rừng u mê, thì con sẽ nhìn thấy được chánh pháp, con nhé! Thầy thương các con vì u mê nghe lời xúi dại của đại thừa, thành thầy Thanh Thiện lên tiếng cứu con đó.

Cứu các con rồi, các con đâu còn biết thầy Thanh Thiện là ai nữa đâu! Hết duyên rồi, thì thầy cũng phải rời khỏi trần gian trong an lạc, hạnh phúc.

GHI CHÚ:

1. Nếu thầy Thanh Thiện không lột trần SỰ THẬT.

Thì quý Phật tử ngây thơ tin vào đại thừa: “Hay quá! Đọc lên nghe hay quá! Kinh hay quá!” Mà TRẬT BẬY, Phật không có dạy!

2. Trên đây là bằng chứng cho quý Phật tử nhận biết rằng:

Kinh sách đại thừa ghi bậy bạ rồi gắn cho Phật thuyết! Quý Phật tử ngây thơ, chỉ biết tin vào tăng ni, mà tăng ni thì bị đầu độc ngu si đến khờ dại.

    Rõ ràng đúng như thầy Thông Lạc có viết rằng: “Người mù dắt đoàn người mù cùng xuống hố.”

    Cho nên, thầy Thanh Thiện khuyên quý hành giả cứ tà tà, từ từ, dùng pháp như lý tác ý tu tập 6 pháp căn bản.

    Một thời gian sau, quý vị đọc kinh sách đại thừa thì tự nhiên nhận diện sai trật dễ dàng mà thôi.

    Và đọc kinh Nikaya hay kinh sách thầy Thông Lạc, thì thông suốt lời Phật dạy, bởi vì lúc đó, hành giả không mang theo THAM DỤC.

      Tổng khách đã truy cập
    2523

    Tin Mới Nhất

    Video (Có bản English)

    Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

    Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

    Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

    Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

    Fanpage