vi en

TẠI SAO TA TU HÀNH? TA TU TẬP CÁI GÌ?

1. Tu hành là ta tu tập để chiến thắng tham dục trên thân tâm ta, chả liên quan gì đến ai cả.

Vì vậy, ta ở đâu tu đó.

Ta chỉ cần đóng cửa phòng, ta âm thầm chiến đấu với ta, và chiến thắng được tham dục trên thân ta, làm chủ được sinh, già, bệnh, chết, là ta đã đạt được chứng quả vô lậu rồi!

Ông Châu Lợi Bàn Đặc và thầy Thông Lạc tu tại nhà và chứng quả Alahán.

2. Ta tu hành là tại vì ta đọc Tứ Diệu Đế,

Ta cảm nhận rằng ta cần phải tu tập để làm chủ sinh, già, bệnh, chết, và vượt thoát, không còn tái sinh làm người khổ đau.

3. Ta tu tập là tu tập cái gì đây?

Ta sinh ra đời là do tham dục của mẹ cha. Mẹ cha và người thân nuôi ta lớn lên bằng tham dục.

Và khi ta hiểu biết được Tứ Diệu Đế, thì ta vẫn tiếp tục trôi lăn theo dòng thác tham dục.

Chính vì tham dục làm cho ta khổ, tâm ta đã quen sống trong tham dục mất rồi! Không thể nào từ bỏ tham dục ngay được.

Vì vậy, ta phải tu tập từ từ, ly tham dục ra khỏi tâm ta, để thiện pháp từ từ tăng trưởng, giúp tâm ta quen sống trong thiện pháp.

Muốn ly được tham dục, thì ta phải dùng pháp Phật, như lý tác ý, tu tập làm quen, và tiến đến tu tập thuần thục 6 pháp cơ bản.

Sau khi 6 pháp cơ bản và như lý tác ý thuần thục rồi, ta tiến đến chọn một pháp Phật thích hợp với bản thân ta. Ta tu tập pháp đó nhập tâm là việc làm ta đã làm xong.

4. Trước khi tu tập, ta cần phải biết ta là ai?

Thân thể ta đang mang, chính là ta vay mượn để tu hành. Chỉ có mượn thân người là cơ hội tốt cho ta tu hành. Nếu ta mượn phải thân súc vật, thì không thể nào tu hành được.

Một sự lầm lẫn đáng tiếc, khi ta mượn được thân người, ta không lo tu hành. Ta lại lầm chấp đến ngoan cố rằng thân này là của ta. Cho nên, ta say sưa chạy theo tham dục, để thỏa mãn cho thân ta, mà nào hay, nào biết!

Đại để cho hành giả dễ hiểu:

Ví như ta là trẻ mồ côi, may mắn được người bảo trợ giàu có nhận làm con nuôi. Ta sung sướng, lo ăn chơi, thụ hưởng sự giàu sang. Đến khi khánh tận, thì ta trở thành người nghèo khổ.

Nếu ta biết rằng: gặp được người giàu là cơ hội cho ta học hỏi,
ta chuyên cần học hành thành tài, thì sự sung sướng đến với ta suốt đời.

Tương tự như vậy, được thân người, ta tinh tấn tu hành, để vượt qua khổ đau sinh, già, bệnh, chết.

5. Ta là ai? Làm sao cảm nhận biết được ta?

Dễ nhận ra thôi! Khi ta bị bịnh nặng, thì ta sẽ tự cảm nhận ra ta. Giữa thân xác và ta, hoàn toàn khác nhau.

6. Để hình dung được ta:

Ta đứng quan sát người có cái xe. Người đó mượn hay mua chiếc xe dùng làm phương tiện. Nhưng người đó đã lầm chấp chiếc xe là ta, là của ta, là bản ngã của ta.

Người có xe, quý trọng chiếc xe hơn sinh mạng của họ. Họ có thể chết vì cái xe, chứ họ không để mất, để trầy xước cái xe.

Ta cũng vậy! Thân này không phải là ta, không phải là của ta, không phải là bản ngã của ta.

Ta mê man chăm sóc thân này, mà quên mất ta cần tu tập để vượt thoát thân xác vay mượn, mà trở về với chính ta.

7. Ngày nay, Việt Nam đã thiết lập được quỹ cho NGƯỜI GIÀ.

Người già không còn phải vất vả lo cơm gạo! Trong khi đó, người già có rất nhiều thì giờ nhàn rỗi để suy tư.

Ta đã từng trải ở đời và đã nhìn ra được quyền lực, tiền tài, danh vọng quả là phù du. Ta chết đi, có mang theo được đâu nào?

Suốt đời cật lực giành giật, đem quyền lợi về cho mình! Khi sắp chết, ngồi nghĩ lại, quả thật mình quá vô duyên.

Đời sống của mình, y chang hai con chó tranh nhau vì cục xương, giống hệt cảnh hai bé ngây thơ tranh nhau vì cục kẹo, và người lớn tranh nhau vì gia tài!

Được rồi thì sao chớ?

Khi ta chết đi rồi, có người khác đến CHƠI vợ ta, ở nhà ta, sai khiến con ta, và hưởng hết thành quả mà ta đã dày công gây dựng! Bây giờ, ta đã già yếu, thân mang bệnh, ta biết làm sao?

8. Cơ hội tốt đã đến với mọi người.

Thầy Thông Lạc đã khai sáng Chánh Phật Pháp bằng Việt ngữ, và thầy Thanh Thiện đã triển khai giảng giải chi li pháp hành.

Quý cụ già hợp nhau tại tu viện Chơn Như, mỗi người một thất riêng, rồi cùng nhau sách tấn, động viên với nhau, tà tà, từ từ tu tập như lý tác ý và 6 pháp cơ bản.

Tu tập để làm quen pháp Phật mà thôi.

Người nào còn nghị lực và quyết tâm nhập dòng Thánh tu hành, chọn pháp, miên mật tu hành đến chứng quả. Người nào còn ham tham dục cũng đừng có lo.

Ta chỉ cần tu tập hằng ngày, đều đặn, như tập thể dục. Khi sắp lâm chung, ta bình tĩnh, thoải mái ra đi, rất nhẹ nhàng.

9. Thầy Thanh Thiện, nhờ nhập thiền định, vừa khám phá ra một HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ:

Ở giờ phút lâm chung, ta chứng đạo. Đây là sự thật 100%.

Thầy Thanh Thiện khám phá ra rằng:

a) Nguyên nhân ta tu khó khăn:

Tại vì TƯỞNG THỨC níu kéo ta quen sống với tham dục. Khi ta quyết định tu hành rời bỏ tham dục, thì TƯỞNG THỨC ghen tức, cản trở ta.

Tưởng thức luôn nhắc nhở ta với những đam mê được khởi lên.

Ta già rồi, mà tưởng thức luôn nhắc ta hình ảnh tham dâm, hình ảnh ăn ngon, ngủ mê, mặc sướng, hưởng thụ cho thân xác, khiến ta rất khó tu hành ly dục, ly ác pháp.

b) Bây giờ ta không thắng được TƯỞNG THỨC.

Nhưng nhờ ta cứ tu tập tà tà, từ từ, như tập thể dục, tức là ta tạo ra tình trạng muốn từ bỏ tưởng thức, ta nuôi nấng tâm muốn rời bỏ tưởng thức.

Khi ta vào cảnh cận tử nghiệp, thì ngay lúc đó, tự nhiên TƯỞNG THỨC buông ta ra. Tưởng thức không cần ta nữa.

Nhờ ta đã có ý định và đã tu tập từ bỏ tham dục, cho nên lúc TƯỞNG THỨC buông ra, ta liền chứng quả! Đây là phản ứng rất tự nhiên.

c) Thầy Thanh Thiện đã tìm ra hình ảnh rõ ràng ngoài đời, dẫn chứng cho mọi người cùng hiểu:

Chúng ta quan sát nhà tù khổ sai chung thân. Vì đã ở tù lâu năm thành thói quen, cho nên khi hay tin được ra tù, họ không màng. Không những vậy, có nhiều người muốn ở lại trong tù cho hết kiếp.

Nhưng mà! Đối với người nào thường xuyên muốn ra tù, khi họ được tin thả ra, thì họ rất mừng.

RẤT MỪNG chính là biểu tượng chứng đạo cho những ai đã thường xuyên tu tập như lý tác ý và 6 pháp cơ bản.
Khi tưởng thức buông tay, thì chính là lúc ta đã chứng quả đó vậy.

d) Điều chắc chắn:

Nếu ta không chứng đạo, thì ta không tái sinh làm súc vật. Đây là Phật dạy rõ ràng đấy ạ.

  Tổng khách đã truy cập
2588

Tin Mới Nhất

Video (Có bản English)

Bài giảng mồng một Tết nhâm dần - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Phạm Quang Qúy: Nhận định rằng: Phật Thích Ca dạy ĐI NGƯỢC

Thầy Thanh Thiện đã tu tập như thế nào? Thầy Thích Ca dạy tu hành

Thầy Thích Ca dạy thân hành niệm - Thầy Thích Ca dạy tu hành

Fanpage