1) Ngày xưa, Phật giảng pháp không cho ghi chép
Là vì nếu ghi chép, hành giả sẽ chú tâm vào việc muốn thông suốt lý thuyết, từ đó bị chìm vào u mê, phát triển kiến thức, gia tăng tham dục trí tuệ, và không thể nào đạt được chân lý.
Bởi vì đối với đời, việc gia tăng tham dục tiến về VÔ MINH.
Còn đối với Phật, thì giảm dần dần tham dục để tiến về MINH.
2) Do đó, hành giả chỉ cần hiểu, chứ không nên học thuộc lòng Tứ Diệu Đế.
Sau khi hiểu Tứ Diệu Đế và đồng cảm nhận rằng đời ta nên tu hành để làm chủ sinh, già, bệnh, chết, và vượt thoát không còn tái sinh làm người khổ đau, cùng quyết định tu hành, thì:
Đọc kinh sách của đức Trưởng Lão Thông Lạc, 8 Chánh Đạo, 12 Nhân Duyên, 37 Phẩm Trợ Đạo, Giới Pháp.
Nhớ là đọc để biết mà thôi.
Tuyệt đối không học thuộc lòng, ghi nhớ gì cả.
3) Trước khi quyết định đi tu, thì hãy tu tập từ từ để quen pháp như lý tác ý và 6 pháp cơ bản.
Tu tập làm quen như lý tác ý và 6 pháp cơ bản, chính là ta bắt đầu tu tập tạo được TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
- Kiến thức học đường là do bác học dạy, giúp thỏa mãn tận cùng tham dục.
- Tri kiến giải thoát là do Phật dạy, phải tu tập mà tạo thành.
Muốn có tri kiến giải thoát thì phải giảm thiểu tham dục.
4) Khi pháp như lý tác ý và 6 pháp cơ bản thuần thục, và quyết định nhập dòng thánh tu hành chứng đạt chân lý, thì:
Đọc kỹ:
- 8 Chánh Đạo
- 12 Nhân Duyên
- 37 Phẩm Trợ Đạo
- Kinh sách Thầy Thông Lạc
- Kinh Nikaya
Để chọn pháp thích hợp với mình VÀ CHỈ MỘT PHÁP MÀ THÔI.
Rồi ôm pháp đó, miên mật tu tập nhập tâm là chứng quả.
Đừng lo, không phải đọc hết đâu nhé!
Cứ đọc từ từ, đến một pháp nào đó, tự nhiên TÂM ta nổi lên đòi và toàn thân rung động xôn xao rất kỳ diệu.
Lúc đó, lấy pháp ấy ra tu, vì pháp đó hợp với đặc tướng riêng của ta!
5) Khi tu tập, hành giả phải phân biệt cho được ĐỐI TƯỢNG và THẦN TƯỢNG.
Nếu ta coi Phật Thích Ca là THẦN TƯỢNG
Ta tôn thờ và cầu nguyện, van xin nơi Ngài điều gì đó. Thì đừng tu hành, uổng phí thời gian.
Bởi vì không bao giờ chứng quả.
Nếu ta đem Phật Thích Ca đặt trước mặt làm ĐỐI TƯỢNG
Ta y theo Ngài mà tu tập giống như Ngài. Và khi tu tập quen thuộc rồi, pháp Phật nhập tâm, và ta được giải thoát.
THỌ BÁT QUAN TRAI.
6) Muốn tu đúng chánh pháp, hành giả phải thoát ra cho được:
- Ái kiết sử
- Tưởng thức
- Tham dục
- Phạm giới
Nếu còn ảnh hưởng một trong những loại trên, thì sẽ lạc vào tà đạo.
Vì vậy, như lý tác ý và 6 pháp cơ bản giúp ta thoát khỏi ảnh hưởng của 4 loại trên.
Tuyệt vời chưa!
7) Nhiều sư ni trên toàn thế giới tu lạc vào tà đạo, dù họ có kinh Nikaya, là bởi vì:
Họ chưa thoát khỏi ảnh hưởng của ái kiết sử, tham dục, tưởng thức, phạm giới.
Họ mang theo tham dục đi tu, thì họ phải gia tăng tham dục và tận hưởng lạc thú trần gian.
Đây là khám phá tuyệt vời của thầy Thanh Thiện đấy ạ!
GHI CHÚ:
1) Thầy Thanh Thiện triển khai lời dạy của đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc với ngôn ngữ bình dân, ai đọc cũng hiểu.
Đồng thời, thầy Thanh Thiện dạy pháp hành, giúp hành giả tu tập để vượt thoát khổ đau.
Đừng bao giờ đem u mê, mê ghiền vớ vẩn vu vơ, thờ phụng hà bá thiên lôi mà bàn nhé!
Đối với chánh pháp, chỉ có ĐÚNG hay SAI, chứ không có chuyện HAY hay DỞ.
- Chánh pháp không chiều lòng người.
- Ai tin thì tốt cho người đó.
- Còn ai không tin thì thôi.
Đừng đem chuyện quyến luyến đời vào tu hành!
Hãy can đảm đập phá những gì lỗi thời, để mạnh mẽ dấn thân tu tập đến chứng quả.
2) Đạo sư viết đúng sự thật, đạo sư nói lên SỰ THẬT là để cứu được người nào hay người đó, chứ:
– Không cần TÍN ĐỒ.
– Không cần nhận hồi báo.
– Không có chuyện tranh chấp với ai nhé!
IM LẶNG LÀ ĐỒNG LÕA VỚI TỘI ÁC!
Biết xì ke là độc phẩm mà im lặng để yên cho người ta HÚT, thì sao nhỉ?
Biết bá tánh bị lừa vào tà đạo u mê tăm tối, im lặng là sao nhỉ?
3) Hòa Thượng Thích Minh Châu, bậc sư cao thâm, uyên bác Phật pháp nhất của Đại Thừa:
– Là tiến sĩ Phật giáo.
– Là Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh.
– Là trung tâm đào tạo ra hàng ngàn tiến sĩ Phật giáo, họ đang làm công cụ phát triển Đại Thừa khắp nơi.
Khi đọc kinh Nikaya, Thầy Minh Châu quyết định từ bỏ Đại Thừa.
Sau khi dịch xong bộ kinh Nikaya, Ngài viết gửi đến toàn thể Tăng Ni, Phật tử và dân tộc Việt Nam rằng:
“Thế giới còn nhiều người chịu đau khổ, không phải vì sự hung tàn của kẻ xấu, mà là sự IM LẶNG của người tốt.”
Có nghĩa là: Người tốt mà im lặng trước sai trái của Đại Thừa, là đồng lõa với tội ác đó vậy.
4) Sư phụ của các con còn quỳ lạy kính phục Thầy Minh Châu.
Vậy các con lên tiếng hỗn xược, sao vô tri vậy chứ?