1. Do từ ta thường dùng từ “phước hữu lậu”, tức là khổ đau. Ngược lại với “phước hữu lậu” là “phước vô lậu”, hết khổ đau. Thực ra, khi đạt được vô lậu, tức là hết khổ đau, được giải thoát, thì đâu còn có phước gì nữa. Chữ “phước” ở đây là chữ đệm, để khi người nghe và đọc dễ cảm nhận mà thôi.
2. Phước hữu lậu là có nhiều quyền lực, tiền tài, danh vọng, thỏa mãn cho tham dục, tiến về VÔ MINH. Vô lậu là giảm thiểu tham dục dần dần đến triệt tiêu, hết khổ đau và tiến về MINH. Có vô minh thì không có minh.
3. Ta hãy vẽ hình chữ V, một bên là VÔ MINH và một bên là MINH. Ngay dưới đáy hình chữ V là vị trí một người tham dục đã đầy. Đó là lúc ta đọc hiểu được TỨ DIỆU ĐẾ. Chính vì tham dục ta đã đầy và phát triển mạnh mẽ tưởng dục, tham sân si mạn nghi, nhờ đó, ta đọc TỨ DIỆU ĐẾ mà ta đã ý thức được rõ ràng cuộc đời của ta là TẠM BỢ, là PHÙ DU, là như hoa sớm nở chiều tàn.
4. Lúc bấy giờ, ta quyết định. Nếu ta tiếp tục tiến về VÔ MINH, thì ta phát triển tham dục để thỏa mãn tận cùng cho thân xác ta. Ta cần phải phát triển KIẾN THỨC.
5. Lúc bấy giờ, ta quyết định tiến về MINH để làm chủ sinh, già, bệnh, chết và vượt thoát, không còn tái sinh làm người khổ đau. Ta cần phải phát triển TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
6. Rõ ràng, có vô minh thì không có minh. Có phước hữu lậu thì không có vô lậu. Có kiến thức thì không có tri kiến giải thoát. CHỈ CÓ MỘT MÀ THÔI.
7. Như vậy, để thỏa mãn tham dục dưới bất cứ hình thức nào, tinh thần hay vật chất, ĐỀU LÀ ÁC PHÁP, đều là TÀ PHÁP, TÀ ĐẠO.
8. Kinh Nikaya và kinh sách thầy Thông Lạc dạy cho hành giả biết dùng pháp Phật tu hành để giảm thiểu tham dục, nhằm tiến đến đạt được làm chủ sinh, già, bệnh, chết và vượt thoát, không còn tái sinh làm người khổ đau. Quá rõ ràng, đại thừa không thể phủ nhận.
9. Trường hợp những nhà sư từ chối danh tài. Mặc dù họ đã từ bỏ danh lợi, nhưng vẫn chưa ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp. “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, tức là quý Ngài vẫn còn đầy tham dục. Cho nên, quý Ngài tu hành VẪN PHẢI BỊ LẠC VÀO TÀ ĐẠO. Điều này quá rõ ràng, không thể nào chối cãi. Bởi vì tu theo chánh Phật pháp thì không có bất cứ một căn nào chạy theo trần cả. Ý căn, mắt căn, tai căn chạy theo cảnh cũng đã bị lạc vào tà đạo rồi đó vậy!
Tuy từ bỏ lợi danh, nhưng khi đất nước quý vị ấy có quân nước ngoài tấn công, thì họ liền trở ra với mưu lược thâm độc giành chiến thắng. Thì rõ ràng là họ tu hành chỉ ĐỂ NÉN TÂM. Đụng chuyện thì tâm tham, sân, si, mạn, nghi trỗi dậy như thường. Đúng vậy không?
Tu hành mà không ly dục, ly ác pháp, thì là TU HÀNH TRÁNH ĐỜI!
“Đời đáng chán hay không đáng chán!?
Cất chén quỳnh xin hỏi bạn thâm giao!”
10. Muốn tu hành chứng quả theo lời dạy của Phật Thích Ca, thì ta phải luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ hướng tâm, dùng pháp như lý tác ý, ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, trong tinh thần không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh.
11. Muốn tu hành đúng chánh pháp, trước tiên phải tu tập cho tâm quen pháp Phật. Khi tâm quen thuộc pháp Phật rồi, thì ta miên mật tu hành MỘT PHÁP và CHỈ MỘT mà thôi, cho đến khi pháp đó nhập tâm, thì tâm ta trở thành tâm giải thoát, thì tâm ta trở thành tâm Phật.
Tức là ta đã chứng quả VÔ LẬU, hết khổ đau. Muốn tu hành đúng chánh Phật pháp, thì ta PHẢI LÀ NGƯỜI ÍCH KỶ đối với người thế gian. Ta đóng cửa, ta chiến đấu với ta, ta không còn cần biết đến những người chung quanh ta. Dù họ đau khổ hay họ chết cũng mặc. Ta không còn biết gì đến họ nữa.
Nếu còn nghĩ, còn lưu luyến với người thế gian, thì nên tu theo tà giáo đại thừa để được Phật tử cung phụng SƯỚNG THÂN!
12. Muốn tâm làm quen pháp Phật và tu hành tiến đến đúng mục tiêu, thì trước nhất, ta phải tập dùng như lý tác ý, tu tập 6 pháp căn bản. Khi tâm quen thuộc, nhuần nhã rồi, thì ta chọn pháp thích hợp mà miên mật tu hành đến chứng quả.
Rõ ràng, Phật giáo là KHOA HỌC và SIÊU KHOA HỌC đó vậy.